Điểm mặt 4 ông lớn ẵm nghìn tỷ đầu năm

Hai quý đầu năm 2016, nhóm cổ phiếu có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng nhìn chung có mức tăng trưởng kết quả kinh doanh khá tốt. Nhóm này được dẫn dắt bởi các trụ cột như Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC) và Vietcombank (VCB).

477 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn đã công bố báo cáo tài chính bán niên, chiếm 3/4 lượng vốn hóa toàn thị trường cho thấy lợi nhuận sau thuế quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm 2016 của các công ty niêm yết có sự sụt giảm nhẹ.

Hai quý đầu năm 2016, nhóm cổ phiếu có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng nhìn chung có mức tăng trưởng kết quả kinh doanh khá tốt. Nhóm này ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 14% và 15% về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Tăng trưởng của nhóm này được dẫn dắt bởi các trụ cột như Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC) và Vietcombank (VCB).

Cụ thể, doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2016 của tập đoàn Hòa Phát đạt 15.400 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm. Năm 2016, Hòa Phát đặt mục tiêu 28.000 tỷ đồng doanh thu và 3.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Riêng trong quý 2, Hòa Phát ước đạt 8.144 tỷ đồng doanh thu và 2.030 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 62% so với cùng kỳ;

Vinamilk cũng công bố đạt 11.650 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 2, tăng 16% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 2.717 tỷ đồng, tăng 28%, lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinamilk đạt hơn 21.200 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% và lợi nhuận sau thuế đạt 4.843 tỷ đồng, tăng hơn 32%;

Vingroup cũng công bốthuần hợp nhất ghi nhận trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016 là 24.197 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt được 54% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế là 2.926 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 98% so với kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2016.

Vietcombank cũng mới công bố lợi nhuận trước và sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2016 với mức tăng lần lượt 35,6% và 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, không bất ngờ khi Tổng Công ty Khí VN (GAS), Sacombank (STB) và Eximbank (EIB) đều công bố kết quả kinh doanh kém khả quan trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, tổng doanh thu quý 2/2016 của GAS xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 15.762 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn1.657 tỷ đồng, giảm hơn 38% cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, GAS đạt 29.803 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế 3.136,7 tỷ đồng, giảm 41,27% so với cùng kỳ, lần lượt hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận là 54,43% và 44,27%.

Với Sacombank, thu nhập lãi thuần trong quý 2 đạt 1.513 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.Lũy kế 6 tháng, đạt 363 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh 76%. Lợi nhuận giảm do Sacombank nhận sáp nhập SouthernBank từ tháng 10 năm ngoái và ngân hàng phải tăng mạnh phần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của SouthernBank chuyển sang.

Eximbank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với mức lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 86% so với cùng kỳ xuống còn 79 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 86% so với cùng kỳ xuống còn 60,6 tỷ đồng. Trước tình hình này, HĐQT Eximbank đã giảm kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm từ 720 tỷ đồng xuống còn 400 tỷ đồng.

Đáng chú ý hơn, trong khi nhóm vốn hóa từ dưới 1.000 tỷ đồng tăng trưởng liên tục trên 20% về lợi nhuận sau thuế trong 2 quý đầu năm thì nhóm cổ phiếu vốn hóa từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng có sự sa sút đáng kể. Ngay cả khi loại trừ ảnh hưởng từ ngành dầu khí và CTCP Kido (KDC) (ghi nhận lợi nhuận đột biến từ việc chuyển nhượng Kinh Đô Bình Dương quý 2/2015), tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của nhóm vốn hóa trung bình vẫn thua xa 2 nhóm còn lại ở mức âm 2,9%. Góp phần lớn vào sụt giảm của nhóm này là CTCP Cơ điện lạnh – REE (doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 1.420 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,4% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 33,2% so với cùng kỳ, đạt 271 tỷ đồng) và Nhiệt điện Phả Lại (PPC) với các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá JPY/VND (lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 3.222,6 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 24,4% so với cùng kỳ, chênh lệch tỷ giá lũy kế 6 tháng đầu năm lỗ 672,66 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế âm gần 350 tỷ đồng). Trong khi kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)chịu ảnh hưởng từ bức tranh tiêu cực chung toàn ngành thì CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) không thể lặp lại kỳ tích tăng trưởng năm 2015 khi nhu cầu về xe tải đã bão hòa sau 1 năm áp dụng quy định siết chặt tải trọng.

Điểm mặt 4 ông lớn ẵm nghìn tỷ đầu năm - 1

Tốc độ tăng trưởng DT và LNST theo quý của các doanh nghiệp niêm yết. Nguồn: CTCK Rồng Việt.

Về nhóm ngành, nhóm ngành Bất động sản, Xây dựng và VLXD tiếp tục nổi lên như một điểm sáng về tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu nhờ sự bùng nổ của các dự án hạ tầng và BĐS. Bên cạnh đó, nhóm Vận tải – logistics, Bảo hiểm và Chứng khoán cũng cho thấy diễn biến tích cực cả về giá và kết quả kinh doanh trong quý 2.

Đối với nhóm xây dựng và VLXD, Hoa Sen Group (HSG), Hòa Phát (HPG) tiếp tục khẳng định vị thế đầu ngành. Trong quý 3 của niên độ tài chính 2015-2016, HSG đạt 447,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 206,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, HSG đạt 1.053 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 568,9 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Mạng lưới kinh doanh rộng lớn, chu trình sản xuất hoàn thiện và thương mạnh giúp các doanh nghiệp nói trên tận dụng được sư bùng nổ về hoạt động xây dựng trên cả nước và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh nhà thầu dân dụng hàng đầu là CTCP Xây dựng Cotec – CTD (6 tháng đạt 8.145 tỷ đồng doanh thu thuần và 595 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 86% và 177% so với cùng kỳ 2015), những công ty xây dựng nhỏ như SRF và FCN cũng thu hút sự quan tâm khi công bố mức tăng trưởng hai con số về doanh thu và lợi nhuận trong quý 2.

Điểm mặt 4 ông lớn ẵm nghìn tỷ đầu năm - 2

Tăng trưởng DT và LN các nhóm ngành. Nguồn: CTCK Rồng Việt.

Thông tư 06/2016/TT-NHNN vừa được ban hành đã lùi thời điểm chính thức tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS và giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại sang năm 2017 và kéo dài lộ trình thực hiện đến 2018. Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH), CTCP Long Hậu (LHG), Nhà Khang Điền (KDH) và Xây dựng Bình Chánh (BCI) là những doanh nghiệp có nhiều lợi thế về quỹ đất cũng như triển vọng lợi nhuận khả quan trong năm 2016.

Trong khi phần lớn các công ty dầu khí có sự sụt giảm mạnh về kết quả kinh doanh, CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) ghi nhận sự nhảy vọt trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh các mảng truyền thống và vận chuyển xăng dầu và LPG, mảng dịch vụ kho nổi (FSO) và vận tải than cho các nhà máy nhiệt điệnlà cũng những phân khúc tiềm năng đang được PVT khai thác. 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu PVT đạt 1.157,12 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 213,69 tỷ đồng.

Như vậy, nếu loại trừ ảnh hưởng của KDC, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường vẫn đạt 9,2%, với mức tăng trưởng này, việc VN-Index đang ở quanh mốc 640 (tức tăng 11% so với đầu năm) thì thị trường đang phản ánh đúng kỳ vọng về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả năm 2016.

Nguồn 24h