Bộ Công Thương e ngại khi bỏ quy định kinh doanh gas

Khi bỏ điều kiện kinh doanh với thương nhân đầu mối sẽ có lượng lớn lượng doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thương nhân phân phối; điều này sẽ xảy ra hiện tượng giá cả trên thị trường bị nhiễu loạn, sốt ảo.

Bộ Công Thương e ngại khi bỏ quy định kinh doanh gas - 1

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí (LPG). Trong đó Bộ đề xuất bỏ nhiều điều kiện kinh doanh liên quan đến kinh doanh gas.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, việc quy định điều kiện về dung tích bồn chứa và số lượng bình gas như Nghị định 19/2016 là quá lớn. Điều này sẽ gây ra những thiệt hại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp này muốn tiếp tục kinh doanh thì phải đáp ứng được các điều kiện trên, tức là bình quân mỗi doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư thêm hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực đó, Báo cáo đánh giá tác động chính sách của Bộ Công Thương cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực khi bỏ điều kiện kinh doanh. Theo đó, khi bỏ điều kiện trên đối với thương nhân đầu mối, sẽ có lượng lớn lượng doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thương nhân phân phối sẽ xảy ra hiện tượng giá cả trên thị trường bị nhiễu loạn, sốt ảo.

Đặc biệt, khi giá khí trên thị trường thế giới có chiều hướng giảm liên tục và do không đủ lượng dự trữ (từ bồn chứa LPG và chai LPG) thì các doanh nghiệp này sẽ dừng kinh doanh, do càng kinh doanh càng lỗ, gây nên lượng LPG cung cấp cho vùng miền không được ổn định dễ xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung.

Như vậy, theo Bộ Công Thương, nếu bỏ điều kiện quy định đối với các doanh nghiệp kinh doanh LPG thì yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất càng cao; giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng càng tăng do điều kiện quá dễ dàng nên sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiều hương nhân phân phối tham gia thị trường kinh doanh gas trong địa bàn nhỏ, hẹp, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợì người tiêu dùng. Không khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đòi hỏi yêu cầu cao nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật.

Về bãi bỏ quy định về điều kiện thương nhân kinh doanh khí phải sở hữu cầu cảng, sở hữu trạm nạp, sở hữu trạm cấp khí, Bộ Công Thương cho rằng, việc bỏ điều kiện trên có thể sẽ dẫn đến tình trạng chủ trạm nạp gas vào chai chuyên chiết nạp thuê, không quan tâm chai LPG có nguồn gốc và đủ điều kiện an toàn hay không. Từ đó dẫn đến tình trạng chiếm dụng, tranh cướp bình gas, cưa tai, mài vỏ chai LPG làm mất an toàn, ảnh hưởng tới chất lượng, thương hiệu, tính mạng người tiêu dùng trong nước.

Mặt khác, hoạt động sang chiết nạp LPG vi phạm quy định trở nên phổ biến trong thời gian qua như: nạp vào chai LPG chưa đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trcn thị trường, chai LPG không đáp ứng yêu câu vê đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và xác nhận quyên sử dụng hợp pháp. Một số trạm chiết nạp LPG không trực thuộc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, hoạt động chiết nạp thuê cho các thương nhân kinh doanh LPG khác nhưng chủ yểu là chiết nạp chai LPG trôi nổi, chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhằm làm giả, nhái các thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Về bãi bỏ quy định thương nhân kinh doanh khí phải thiết lập hệ thống phân phối, Bộ Công Thương đánh giá việc bỏ quy định này sẽ làm tăng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các thương nhân kinh doanh LPG, đặc biệt là các hành vi lôi kéo hệ thống đại lý LPG, chiếm giữ chai LPG của các thương nhân khác trên thị trường. Khi xảy ra sự cố cháy nổ, việc kiểm tra, kiểm soát, gắn trách nhiệm của các thương nhạn kinh doanh LPG theo hệ thống không được đảm bảo.

Nguồn 24h