DATC và VAMC hợp tác cùng xử lý nợ xấu

Trước tình hình xử lý nợ xấu, mua nợ xấu có những rào cản lớn hai cơ quan đơn vị quản lý nợ xấu của quốc gia là VAMC (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam) và DATC (Công ty TNHH Mua bán nợ quốc gia) đã hợp tác với nhau nhằm tim ra hướng giải quyết đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu đang tồn đọng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết Thời gian gần đây, DATC và VAMC đã có những cuộc gặp để bàn về khả năng hợp tác giữa hai bên. Điều này xuất phát từ việc chính bản thân hai doanh nghiệp (DN) thấy cần thiết. Cả hai đều là cơ quan xử lý nợ xấu của quốc gia, có nhiệm vụ xử lý nợ xấu, tham gia mua bán nợ xấu. Một bên có nhiệm vụ chính là thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), một bên có nhiệm vụ chính là mua nợ xấu để tái cấu trúc ngân hàng. Xuất phát từ lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế (ngân hàng và DNNN) nhưng đều có sự liên hệ rất mật thiết. DATC là đơn vị có kinh nghiệm 10 năm nay trong thực hiện tái cấu trúc DN. VAMC là đơn vị mua nợ xấu và cũng có thể chuyển nợ thành vốn góp. Chúng tôi muốn trao đổi để học tập kinh nghiệm, xử lý cho tốt.

định giá khoản nợ

Nhiều lợi ích từ sự hợp tác giữa DATC và VAMC trong việc xử lý nợ xấu

“Trước nay, để mua nợ, DATC phải đàm phán với các ngân hàng mà điều này khá mất thời gian, công sức. Trong khi đó, VAMC đã có sẵn lượng hàng trong tay rất lớn. VAMC có thể trao đổi với ngân hàng và nếu thống nhất phương án thì có thể mua bán tay ba, tạo điều kiện giảm bớt việc đàm phán giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) với DATC. VAMC cũng có thể làm trung gian xem xét, đánh giá đưa ra mức giá bình quân phù hợp, hài hoà lợi ích giữa DATC và TCTD”. Ông Hùng cho biết.

Cả hai cơ quan đều đang hướng tới mục tiêu mua bán nợ theo giá thị trường. Vì vậy, tiếng nói chung của hai bên trong quá trình xử lý, mua bán nợ xấu sẽ có trọng lực hơn nhiều. Hai bên sẽ cùng thống nhất, đưa ra các kiến nghị, giải pháp để xử lý các vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu, khi đó sẽ hiệu quả hơn là chỉ mình VAMC hay DATC “đơn thương độc mã”. “Buôn có bạn, bán có phường”, anh vướng thì tôi hỗ trợ và ngược lại, hai bên sẽ hợp tác để cùng nhau dẫn dắt thị trường mà đầu mối có thể là DATC. Đây là mục tiêu mà chúng tôi hướng tới. Nợ xấu thì xấu thật, nhưng phải xác định cách xử lý nào để hạn chế rủi ro, thiệt hại ở mức thấp nhất.

Về lâu dài, khi đã có thị trường mua bán nợ, chúng tôi cũng phải hướng tới hình thành Hiệp hội mua bán nợ xấu. Chúng tôi sẽ cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau cũng như với các tổ chức quốc tế. DATC lâu nay đã tham gia nhiều diễn đàn, hiệp hội trong khu vực và quốc tế về xử lý nợ xấu. Tới đây, VAMC cũng sẽ tham gia. Nợ xấu là hiện tượng đồng hành với hoạt động của TCTD. Thông thường thì TCTD vẫn tự xử lý nợ xấu, nhưng tôi kỳ vọng trong tương lai, khi thị trường phát triển cao hơn thì nợ xấu sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chuyên nghiệp như DATC, VAMC để xử lý.

Có ý kiến cho rằng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nên có cơ chế cho phép VAMC và DATC có thể mua bán nợ theo giá trị thỏa thuận, trên cơ sở định giá của tổ chức định giá độc lập, thay vì nhất định phải mua qua đấu giá. Đánh giá về ý kiến này ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.

Đây là vấn đề phải bàn bạc để nghiên cứu, đề xuất. Hiện nay, quy định bắt buộc là phải đấu giá, kể cả mua bán theo giá thị trường, tôi thấy rất khó. Ở các nước, họ cũng đấu giá, nhưng xác định rất rõ về việc chấp nhận rủi ro, phần nào ai chịu, sau này có lên giá cũng không hồi tố được. Còn chúng ta, thu tài sản đảm bảo bán được 3 đồng, sau này giá lên 7 đồng, chủ sở hữu sẽ phản ứng sao khi bán rẻ tài sản? Còn nếu đem thoả thuận thì không đúng quy định.

định giá khoản nợ

Đáng lẽ, nếu cơ quan xử lý nợ thấy khoản nợ bán với giá này là phù hợp, thì có thể mua bán theo giá thoả thuận, và có thể bán cho đối tác khác, miễn là có lãi. Nếu không có sự thỏa thuận, không cho phép mua bán nợ theo thoả thuận, sẽ không đẩy nhanh được việc mua bán nợ theo giá thị trường. Về nguyên tắc, nếu bán có lãi là đạt yêu cầu, nhưng vì sự thoả thuận mua bán có thể được cho là không minh bạch nên rất khó cho quá trình xử lý nợ. Vì vậy, phải có quy định rõ để người xử lý nợ yên tâm.

Về định giá nợ, hiện cũng có nhiều cơ quan định giá độc lập. Nhưng cơ quan nào có thể định giá và chịu trách nhiệm về việc định giá khoản nợ? Cơ quan đó có đồng ý chịu trách nhiệm không? Đó là về tài sản, còn chưa nói đến việc chưa có cơ quan nào có thể định giá khoản nợ, chưa có tiêu thức định giá khoản nợ. Nếu có được tiêu chí định giá khoản nợ để thoả thuận thì việc mua bán nợ là sòng phẳng, thỏa thuận được và rất nhanh.

Vì vậy, phải tạo được hành lang pháp lý để DATC, VAMC có thể xử lý được những vướng mắc này. 

 Để cùng tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý hiện nay cán bộ của hai bên đang cùng nhau làm việc để bàn bạc về dự thảo hợp tác. Sau khi thống nhất chúng tôi sẽ tổ chức ký kết thoả thuận. Chúng tôi đang cố gắng từ nay đến cuối năm sẽ có thoả thuận này.