Một loạt dự án cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Tại TP.HCM hiện có khá nhiều tòa cao ốc đã xây xong phần thô, nhưng bị bỏ hoang, xuống cấp. Đây là hậu quả của cơn sốt nóng thị trường bất động sản từ những năm 2008.

Một loạt dự án cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Những lợi thế khác biệt

Được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, KKTCK Móng Cái là khukinh tếcửa khẩu có quy mô lớn nhất nước, với diện tích 121.197 ha, bao gồm toàn bộ diện tích của TP. Móng Cái và 9 xã, thị trấn của huyện Hải Hà.

Đây cũng là khu kinh tế duy nhất vừa có cửa khẩu, lại vừa có biển. Mặt khác, KKTCK Móng Cái còn có lợi thế “ven biên”, “ven biển” với Trung Quốc; nằm trong Khu vực hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, Khu hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và Hành lang Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Ngổn ngang nhà hoang

Quận 7 được coi là điểm nóng của thị trườngbất động sảncủa TP.HCM, với hàng chụcdự áncao ốc căn hộ và văn phòng đang đua nhau mọc lên, các sàn giao dịch cũng tấp nập người đến tìm hiểu mua căn hộ. Tuy nhiên, đây cũng là quận có nhiều dự án cao ốc đã xây xong phần thô nhưng rồi bỏ hoang.

Đơn cử như Dự án Kenton Residences, nằm gần ngã tư Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ. Dự án này được xây dựng từ năm 2005, do Công ty TNHH Tài Nguyên làm chủđầu tư, với tổng vốn khoảng 30 triệu USD. Dự án đã ngưng xây dựng từ năm 2008 tới nay.

Cũng tại quận 7, trên đường Nguyễn Thị Thập nối vào trung tâm quận 7, có hai dự án cao ốc cao 19 tầng đang bỏ hoang. Ông Nguyễn Văn Cường, một người dân ở đây cho biết, dự án này đã dừng thi công từ năm 2009, sau khi dừng thi công, chủ đầu tư đã cho gỡ hết những pano quảng cáo và thông tin về dự án. “Tôi nghe nói, chủ đầu tư đang xây dựng thì hết tiền và không bán được nhà, nên đành phải dừng dự án”, ông Cường cho biết.

Tại đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) cũng xuất hiện một dự án cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp mang tên DB Tower. Dự án này khởi công năm 2010, sau hai năm, dự án hoàn thành phần thô, nhưng rồi bỏ không cho tới nay.

Không chỉ những dự án vùng ven, mà ngay tại chân cầu Khánh Hội thuộc trung tâm quận 1 cũng xuất hiện một cao ốc thuộc dự án Saigon One do Công ty cổ phần M&C làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công từ năm 2007, bao gồm một khối bệ làm trung tâm thương mại dịch vụ cao 6 tầng, một khối văn phòng đạt chuẩn quốc tế cao 34 tầng và khối căn hộ gồm 133 căn hộ cao cấp, cùng các dịch vụ tiện nghi khác. Tổng vốn đầu tư theo công bố ban đầu là khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, dự án không còn thi công từ 2 năm nay.

Nằm trênđất vàngmà không ai dám mua

Trao đổi với ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Hưng Thịnh, một công ty nổi tiếng về việc mua lại những dự án bị bỏ hoang, ông Hiền cho rằng, những dự án này rất khó bán và các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào thực hiện tiếp cũng khó, bởi tính pháp lý tại các dự án này khá rắc rối.

“Đây là những dự án bị ảnh hưởng từ cuộc biến động của thị trường bất động sản Việt Nam hồi năm 2007 - 2008, các chủ đầu tư những dự án này đã hết tiền, không thể tiếp tục thực hiện dự án và vay nợngân hàngrất nhiều, nên không thể tiếp tục hoàn thành dự án, dù thị trường bất động sản hiện đang hồi phục. Cái khó của các nhà đầu tư muốn mua lại dự án, đó là tính pháp lý với ngân hàng, tiền thuế đất, tiền chủ đầu tư chào bán quá cao… Đây là rào cản lớn với những dự án bỏ hoang, khiến không nhà đầu tư nào dám mua, dù vị trí rất đẹp”, ông Hiền cho biết.

Tại cuộc họp giao ban báo chí tại Sở Xây dựng TP.HCM mới đây, đại diện sở này cho biết, những dự án bỏ hoang đều nằm trong danh sách dự án chậm triển khai, phải thu hồi. Tuy nhiên, do khó khăn từ nhiều phía nên Thành phố rất tạo điều kiện để các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn vốn và xin gia hạn trong một thời gian nhất định để triển khai lại.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, để xảy ra tình trạng nhiều cao ốc bị bỏ hoang là do tầm nhìn của chủ đầu tư, phán đoán sai về hướng phát triển của thị trường bất động sản. Thời điểm năm 2008, thị trường bất động sản đang trên đỉnh cao, các nhà đầu tư đổ xô xây dựng cao ốc, lúc đó lãi suất ngân hàng lại khá cao, nên khi thị trường bị “đóng băng” thì các nhà đầu tư này đã gánh chịu hậu quả. Đây cũng là bài học đắt giá cho các chủ đầu tư, khi quyết định đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ thị trường, phán đoán đúng nhu cầu, không nên chạy theo phong trào.

Nguồn Tin nhanh chứng khoán