PMC Việt Nam - Nôi đào tạo giám đốc sản xuất chuyên nghiệp

Trước đây chúng ta luôn nói rằng, Việt Nam có chi phí nhân lực rẻ và dường như nó là lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì nếu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam cùng một dây chuyền sản xuất, giá nguyên vật liệu tương đương thì chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Việt Nam lại cao hơn các nước khác. Tại sao? Câu trả lời nằm ở Năng suất lao động. Vậy giải pháp là gì?

1. Tại sao phải đào tạo Giám đốc sản xuất chuyên nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất?

Thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp bổ nhiệm chức danh Giám đốc sản xuất khi chưa trang bị cho nhân sự những kiến thức, kỹ năng cần thiết hay nói cách khác là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự có Giám đốc sản xuất.

Vậy, Giám đốc sản xuất có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Giám đốc sản xuất có chức năng và nhiệm vụ gì? Và để hoàn thành vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, một Giám đốc sản xuất cần hội tụ đủ những điều kiện gì, phải làm gì và làm như thế nào? Làm thế nào để có thể khai thác, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm có được đầu ra chất lượng, đáp ứng thời hạn giao hàng, thỏa mãn khách hàng với chi phí tối ưu?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lại không hiểu rõ được tầm quan trọng của Giám đốc sản xuất, chính vì vậy, đây chính là một rào cản lớn nhất mà đa số các doanh nghiệp chưa bứt ra được lối tư duy truyền thống để dẫn đầu thị trường mà phải luôn là người chạy theo thị trường.

 

Lớp đào tạo do PMC tổ chức 

Trên thực tế, tại các DNSX, các cơ sở sản xuất chúng ta thường thấy những vấn đề sau:

  • Lãng phí dễ thấy nhất như lãng phí nguyên vật liệu, lãng phí trong hoạt động vận chuyển, lãng phí di chuyển của công nhân, lãng phí đi lại, lãng phí do sự bố trí mặt bằng sản xuất,…),. Những lãng phí này khiến đội giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
  • Kế hoạch sản xuất chưa rõ ràng: Anh Tuấn, Quản đốc phân xưởng sản xuất Công ty TNHH Thành Đạt cho biết:” Trong quá trình làm việc, bên phân xưởng của tôi phải phụ thuộc vào bên kinh doanh, khi có đơn hàng về sếp sẽ chuyển đơn hàng xuống yêu cầu sản xuất theo đơn trong thời gian yêu cầu. Việc này khiến cho tôi và công nhân làm việc một cách thụ động, lúc thì công nhân ngồi chơi không có việc, lúc thì phải làm tăng ca. Tôi cũng đã rất nhiều lần lập kế hoạch sản xuất nhưng chưa đạt hiệu quả”.
  • Chất lượng sản phẩm chưa ổn định: Vấn đề này khá phổ biến và khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp băn khoăn. Như chị Lê Quỳnh Chi trưởng phòng quản lý chất lượng chia sẻ:” Chất lượng thành phẩm của các Doanh nghiệp hiện nay không đồng nhất, ở cùng một lô sản xuất thường không có sự khác biệt rõ rệt nhưng khác lô sản xuất, người tiêu dùng sẽ nhận ra sự khác nhau của các sản phẩm mặc dù cùng một công ty sản xuất. Vì vậy, chúng ta thường thấy chị em thường đi mua quần áo vào đầu mùa và ngay cả nhân viên tư vấn cũng tư vấn cho khách hàng rằng đây là hàng đợt đầu nên chất rất tốt, những đợt sau không được như vậy nữa”.

Trên đây là một số vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gặp phải, là một trong các nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có một vấn đề khác nhau phải giải quyết. Và, tất cả các vấn đề tồn đọng trong sản xuất đều là trách nhiệm của Giám đốc sản xuất – làm thế nào để sản xuất hiệu quả, chiến lược sản xuất nào? Làm thế nào để làm đúng ngay từ đầu, quản lý quá trình sản xuất đảm bảo năng suất – chất lượng, làm thế nào để hoạch định và kiểm soát lịch trình sản xuất chính? Phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện công tác dự báo ra sao để có thể khai thác tối đa những gì mà doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất.

 2. Trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC Việt Nam- Cái nôi đào tạo giám đốc sản xuất chuyên nghiệp

Đi học, tôi mới hiểu rõ mình cần phải làm gì. Trước khi tham gia Chương trình, tôi đang không làm đúng chức năng của mình. Và đến bây giờ, sau khi trải qua tất cả các học phần của chương trình đào tạo giám đốc sản xuất này, tôi thấy thực sự tự tin và định hướng rất rõ nét những gì cần làm và phải làm như thế nào để đúng với vai trò, trách nhiệm của mình. Thực sự là thấy mình lên hẳn 1 level mới, thay đổi cách làm việc, làm có phương pháp hơn từ cách tiếp cận vấn đề, phân tích đánh giá vấn đề và tìm phương án giải quyết vấn đề... Thực sự là một sự thay đổi hoàn toàn. Giá mà mình được học lớp này sớm hơn...Thực sự là rất tâm đắc!” - Đó là những phát biểu, chia sẻ của nhiều học viên trong các buổi lễ tổng kết khóa học thuộc chương trình đào tạo giám đốc sản xuất trong suốt 6 năm qua do PMC Việt Nam thiết kế và tổ chức.

Đúng với cam kết, PMC Việt Nam đem lại cho các bạn học viên những giá trị thiết thực mà không một đơn vị nào có được. Khi tham gia khoá đào tạo Giám đốc sản xuất chuyên nghiệp, các nhà lãnh đạo tiết kiệm được thời gian mày mò học hỏi, thời gian thử nghiệm trong các hoạt động sản xuất của nhà máy. Quan trọng là sau mỗi khoá học, tất cả các học viên đều có thể xây dựng được các giải pháp Khả thi- Đơn giản- Hiệu quả để áp dụng trực tiếp vào đơn vị, doanh nghiệp của mình từ đó giảm thiểu lãng phí, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng cho khách hàng.

 

Quy trình đào tạo của PMC

 

Với những tiêu chí đặt ra và mong muốn mang tới cho khách hàng những lợi ích tốt nhất, PMC Việt Nam luôn thực hiện:

  • “Làm đúng ngay từ đầu”: Ngay từ khâu tiếp nhận học viên, PMC sẽ tìm hiểu thông tin để tư vấn sự phù hợp hay không phù hợp với đối tượng đăng ký tham dự. Việc tham gia khóa học không phù hợp với mục tiêu đào tạo, với yêu cầu công việc, với khả năng tiếp thu của người học là một sự lãng phí. Thực tế PMC đã từ chối khá nhiều những cán bộ từ các doanh nghiệp khi họ đăng ký tham dự khóa học GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP nhằm đảm bảo tiêu chí đã đề ra: HƯỚNG TỚI HIỆU QUẢ THIẾT THỰC, sau khóa học, học viên triển khai ngay những gì được trang bị trong khóa học để nâng cao hiệu quả quản trị sản
  • Ban giảng huấn giàu kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh nghề: “Ban giảng huấn của PMC Việt Nam là các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực quản trị sản xuất, trên 20 năm trực tiếp đảm nhận các vị trí quản lý, điều hành trong các doanh nghiệp sản xuất, giảng viên cao cấp chương trình đào tạo giảng viên Business Edge, chuyên gia tư vấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp do các tổ chức uy tín trên thế giới thực hiện,… và các chuyên gia tư vấn đào tạo –  những người tâm huyết với một môi trường đào tạo mang tính ứng dụng thực tiễn cao”. Chị Lê Tuyết, Giám đốc PMC Việt Nam chia sẻ.
  • Cam kết chất lượng sau đào tạo: Mỗi học viên sau khi tham gia khoá học phải về doanh nghiệp của mình, ứng dụng những gì đã được đào tạo từ đó mang lại hiệu quả cụ thể cho doanh nghiệp và báo cáo lại PMC mới được nhận chứng chỉ đào tạo. “Nhắc đến đào tạo QTSX chỉ có PMC”, “Khi chúng tôi tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển cán bộ QLSX, có chứng chỉ của PMC là chúng tôi nhận ngay”- Học viên của PMC chia sẻ.

Gần 7 năm chính thức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, PMC Việt Nam đã có nhiều đối tác là các DNSX từ lớn, vừa và nhỏ và 100% khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ đào tạo của PMC đều trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu những đối tác khác tới với PMC. Trung tâm đào tạo Quản trị sản xuất PMC Việt Nam tự hào là cái nôi đào tạo giám đốc sản xuất chuyên nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết về khóa học đào tạo Giám đốc sản xuất chuyên nghiệp tại PMC Việt Nam vui lòng liên hệ:

Trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC Việt Nam