"Làn sóng" Sake Nhật Bản bùng nổ trên toàn thế giới

Nếu như Sake ở Nhật Bản đã quá quen thuộc và có phần bị lu mờ dần thì khi ra nước ngoài, nó lại trở thành một "làn sóng rượu" thực sự.

Với lịch sử hơn 2.000 năm, sake Nhật Bản (tiếng Nhật: Sake nghĩa là rượu), cùng với văn hóa ẩm thực sushi, sashimi, võ truyền thống Sumo đã trở thành một phần biểu tượng của Nhật Bản, nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại rượu này đã bị lu mờ tại chính quê nhà bởi các loại rượu vang nhập khẩu như rượu vang đỏ, rượu vang chile...
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rượu của Nhật đạt 15,6 tỷ yên, tăng 3 lần trong 10 năm nay, đóng góp đáng kể vào phát triển nền kinh tế.

Vì vậy, các hãng sake Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị những dự án xuất khẩu rượu ra nước ngoài. Họ hy vọng người dân Nhật Bản sẽ nhìn thấy sự nổi tiếng của sake tại các nước như Anh hay Mỹ, từ đó quay trở lại với thức uống truyền thống.

Được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài hơn cả trong nước

Trong Luật thuế Rượu của Nhật Bản cũng đã ghi rõ rằng độ cồn của sake Nhật giới hạn đến dưới 22 độ đối với tất cả các chủng loại. Nguyên liệu chủ yếu từ 3 thành phần đó là gạo, men rượu từ gạo và nước. Chính những qui trình nghiêm ngặt cho sake mà chất lượng sake ngày càng được nâng cao, tạo sự tin tưởng gần như tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Sake Nhật Bản càng ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Sake Nhật Bản thực sự đã trở thành "làn sóng rượu", thâm nhập sâu vào những thị trường lớn như Mỹ, Áo và Châu Âu. Ngoài ra nó còn được tiêu thụ mạnh tại các nước Châu Á. Theo thống kê mới nhất, kim ngạch bán ra ở thị trường quốc nội tuy có giảm, nhưng thị phần tại nước ngoài tăng, được đánh giá là phát triển rất tốt.

Sake đã thâm nhập sâu vào những thị trường lớn như Mỹ, Áo và châu Âu.

Theo số liệu, vào những năm 80 của thế kỷ trước, ở Nhật Bản có khoảng 3.500 cơ sở sản xuất rượu, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 1.500 cơ sở. Nguyên nhân là các thế hệ bảo tồn nghề truyền thống ít đi và mức tiêu thụ giảm dần trong những năm gần đây. Hơn thế nữa, trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu rượu của Nhật Bản tăng gấp đôi.

Nhưng có một vấn đề mà ngành rượu Nhật Bản đang phải đối mặt đó là Sake Nhật Bản mới chỉ chủ yếu được bán ở các nhà hàng Nhật Bản, chưa được phân phối nhiều tại các cửa hàng bán rượu tại các nước có nhập khẩu rượu của Nhật Bản. Ưu việt của sake Nhật Bản là có hương vị riêng biệt, độ cồn khác hẳn so với rượu Châu Âu, nên đây có thể nói là một thế mạnh. Nhưng làm thế nào để có thể phổ cập rượu tại thị trường nước ngoài lại là một bài toán khó. Đây là nhận định của một chuyên gia rượu Châu Âu, ông John.

Tại thị trường Mỹ, trong vòng 10 năm nay, quán ăn Nhật rầm rộ mọc lên là nơi tiêu thụ mạnh lượng rượu Nhật. Ngoài ra tại các nhà hàng cao cấp, bar, rượu Nhật cũng được ưa chuộng. Và tại thị trường Châu Âu nếu như EPA được ký kết, thuế nhập khẩu rượu được bãi bỏ, chăc chắn người tiêu dùng sử dụng rượu Nhật sẽ tăng lên. Và điều này không chỉ kích thích nền kinh tế Nhật Bản phát triển mà còn là cơ hội giới thiệu nền văn hóa Nhật Bản đến với bạn bè thế giới.

Trong chuyến thăm tỉnh Hyogo-nơi sản xuất rượu nổi tiếng của Nhật Bản vào ngày 23/7, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã gặp gỡ với chính quyền tỉnh và các nhà sản xuất rượu đã nhấn mạnh rằng trong lộ trình Hiệp định EPA giữa Nhật Bản và EU, thuế rượu sẽ được bãi bỏ. Theo đó một thị trường 500 triệu người sẽ là cơ hội rộng lớn cho sake Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ phải chuẩn bị một nền nông nghiệp đủ đáp ứng cho sự phát triển của thị trường rượu.

"Mỹ nữ phương Đông"

Theo Sputnik, Nga, rượu sake "Mỹ nữ phương Đông", được Tổng thống Nga Vladimir Putin khen trong cuộc họp báo chính thức tại Nhật Bản, nhân chuyến thăm nước này vào tháng 12 năm ngoái. Và loại sake này đã biến mất khỏi các cửa hàng chỉ vài ngày sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga. Đó là thông báo của ông Takafumi Sumikawa, Tổng Giám đốc công ty "Sumikawa Shuzo" trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ông Sumikawa cho biết thêm rằng, sau phát ngôn của Tổng thống Putin, số lượng rượu đã bán hết sạch từ kho của công ty trong vòng chưa đầy một tuần. Tổng cộng loại sake này công ty sản xuất khoảng 20.000 chai mỗi năm.

Bản thân công ty không hề biết trước rằng sản phẩm sẽ được đưa ra mời Tổng thống Nga, và hoàn toàn không sẵn sàng chờ đợi phản ứng của khách hàng như vậy. Điện thoại reo không ngừng. Hiện tại trong kho của công ty không còn một chai nào. Số người đăng ký mua "Mỹ nữ phương Đông" đang xếp hàng chờ 2-3 tháng mới có.

Vào cuối buổi họp báo hôm đó (16/12/2016), khi trả lời câu hỏi của phóng viên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói đùa rằng ông "đã có dịp chạm vào một suối nguồn nóng bỏng, đó là rượu sake sản phẩm địa phương có tên gọi là "Mỹ nữ phương Đông".

CHÂU Á THÍCH RƯỢU MƠ NHẬT BẢN

Cũng không phải do sự ví von của Tổng thống Putin mà rượu sake được ưa chuộng, mà trước đó sake đã được nhiều người nước ngoài yêu thích, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.

Riêng ở thị trường châu Á như Đài Loan, Hongkong, Việt Nam... rượu mơ Nhật Bản được ưa chuộng không những nữ giới mà còn cả nam giới.

Rượu mơ Nhật Bản có hương vị thơm ngon, hiện có mặt ở  70 quốc gia và khu vực.

Theo chuyên gia Yumiko Kurii, rượu mơ (được sản xuất từ quả mơ là đặc sản của Nhật Bản) đang được ưa dùng tại một số thị trường trên thế giới. Lý do được ưa chuộng là có vị dễ uống hơn so với một số loại rượu nguyên chất của Nhật Bản. Hiện tại rượu mơ Nhật Bản có mặt tại 70 quốc gia và khu vực.

Theo Tổng cục thuế Nhật Bản, riêng lượng xuất khẩu rượu mơ tăng từ 1,8 tỷ năm 2012 yên lên đến 4,2 tỷ yên năm 2016, tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm.

Để giới thiệu và quảng bá sake ra toàn thế giới, hàng năm có hàng chục lễ hội liên quan đến rượu được tổ chức trên toàn Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là lễ hội rượu ở tỉnh Hyogo và cố đô Kyoto dược tổ chức vào thượng tuần tháng 10 hàng năm.

Tỉnh Niigata, nơi có số lượng hãng sản xuất rượu sake nhiều nhất Nhật Bản, đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn trồng lúa làm rượu dành cho người nước ngoài. Mục đích nhằm giới thiệu ra thế giới những nét hấp dẫn của rượu sake Nhật Bản. Và sự "nóng bỏng" của sake Nhật không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở sự đắm say từ lòng người.
(Theo Douongnhapkhau)