Sáng nay, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Sau khi xem xét, cân nhắc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo thu hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật và 272 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Một nội dung trọng tâm của Dự luật này được giới doanh nghiệp chú ý là giới hạn ngành nghề cấm và hạn chế kinh doanh, nhất là khi giờ đây, 2 Dự luật Doanh nghiệp và Đầu tư đã thống nhất một danh mục.
Trước đó, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị rà soát, quy định cụ thể về giới hạn kinh doanh này và ban hành cùng với Dự luật hoặc nếu giao Chính phủ thì trước khi ban hành phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiến hành tập hợp, rà soát và xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, hiện có 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại 391 văn bản pháp luật.
Sau khi xem xét, cân nhắc Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo thu hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật và 272 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể đối với các ngành, nghề này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và được công bố công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Được biết, việc xây dựng danh mục này theo hướng bãi bỏ một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện không cần thiết, không rõ mục tiêu quản lý nhà nước hoặc bị trùng lặp, đồng thời bổ sung một số ngành, nghề cần thiết. Đồng thời, cập nhật, chuẩn xác tên gọi và hệ thống hóa các ngành, nghề theo nhóm lĩnh vực thay vì theo bộ, ngành quản lý. Xác định rõ danh mục “loại trừ” về ngành, nghề nhằm bảo đảm tính minh bạch trong việc áp dụng pháp luật.
Thảo luận về nội dung này, cơ bản các đại biểu đồng tình với việc danh mục sẽ được ban hành cùng với luật và góp ý thêm một số nội dung nhằm đảm bảo sau khi Dự luật được ban hành sẽ được thực thi đồng bộ.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đánh giá, Dự luật khá ngắn gọn kèm theo phục lục quy định rất rõ ngành nghề bị cấm và hạn chế. Dự luật đã thu hẹp diện bị cấm và hạn chế, đây là điểm sáng, tiến bộ vượt bậc của Dự luật.
Do nếu được thông qua, Dự luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 và điều kiện của ngành nghề bị hạn chế sẽ được quy định cụ thể ở các văn bản dưới luật, nên đại biểu Nguyệt Hường đề nghị Chính phủ sớm ban hành chi tiết, công bố kiểm soát điều kiện để dự luật sớm đi vào cuộc sống.
Có ý kiến đại biểu đề nghị cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ quy định chi tiết về điều kiện đối với những ngành nghề bị hạn chế và rà soát để sớm bãi bỏ những văn bản đang có hiêu lực nhưng trái với dự luật này. Hiện có quá nhiều văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dự luật cần bổ sung thêm quy định về xử lý các văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện đang có hiệu lực. Dự luật mới chỉ có quy định về xử lý các văn bản quy định ngành nghề kinh doanh bị cấm.
Dự luật này sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 26/11 tới đây.
Theo Tin nhanh chứng khoán
{fcomment}
-
Quỹ I/2015, LGC không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận
-
Chính phủ nên cho doanh nghiệp nhà nước xóa nợ khó đòi trước IPO
-
Đại án OceanBank: lộ diện các doanh nghiệp nhận lãi ngoài cả nghìn tỷ
-
Hàng nghìn quán ăn Ấn Độ kêu gọi tẩy chay ứng dụng giao đồ ăn
-
Nguồn vốn ngoại vào Việt Nam có thể mạnh như 10 năm trước
-
Hướng dẫn công nhận chứng chỉ ngoại ngữ thi thăng hạng giáo viên năm 2019
-
Vận tải cần `thuốc` cạnh tranh để giảm cước
-
Hà Nội đã huy động được hơn 56.512 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới
-
Dự án Sun Square “chết chìm” ngày trở lại?
-
Honda sẽ khai tử Honda HR-V ở Việt Nam?