Năm 2021 được coi là năm tụt hậu lớn nhất của cổ phiếu Amazon trong số các tên tuổi công nghệ lớn nhất, với mức tăng trung bình 2,4% cho cả năm, theo CNBC.
Không có mức tăng trưởng âm, nhưng cổ phiếu Amazon vẫn bị đánh giá là hoạt động kém trong năm 2021 so với các công ty công nghệ khác.
Mức tăng của cổ phiếu gã khổng lồ bán lẻ của Mỹ yếu hơn hẳn so với nhóm Big Tech, hay còn được gọi là FAANG, bao gồm Meta (trước đây là Facebook), Alphabet (công ty mẹ của Google), Apple, Netflix và Amazon.
Cụ thể, cổ phiếu Apple đã tăng 34%, cổ phiếu Meta tăng 23%, Netflix tăng 11% và Alphabet - cổ phiếu công nghệ hàng đầu của năm – tăng tới 65%. Năm ngoài nhóm FAANG, nhưng gã khổng lồ công nghệ Microsoft đã chứng kiến mức tăng cổ phiếu 51% trong năm và Nasdaq Composite về công nghệ đã tăng 21%.
Lần cuối cùng Amazon mang lại lợi nhuận tệ hại như vậy cho các nhà đầu tư là năm 2014, khi cổ phiếu của công ty sụt giảm 22%.
Theo các chuyên gia, biểu hiện yếu kém của cổ phiếu Amazon có nguyên nhân bắt nguồn từ sự thay đổi về thói quen mua sắm của người dân kể từ khi bắt đầu đại dich Covid-19 vào năm 2020.
Ảnh hưởng của đại dịch
Thời điểm Covid-19 mới bùng nổ trên thế giới vào năm 2020, người tiêu dùng đổ xô đến các nhà bán lẻ trực tuyến để mua sắm mọi thứ, từ giấy vệ sinh và khẩu trang cho đến đồ nội thất văn phòng.
Việc chuyển sang mua sắm trực tuyến đã thúc đẩy doanh số bán hàng cho Amazon, eBay, Etsy, Wayfair và những người khác, mang lại lợi ích cho tốc độ tăng trưởng và nâng giá cổ phiếu của họ.
Bằng chứng là bắt đầu từ quý II/2020 - giai đoạn đầu tiên phản ánh sự bùng nổ mua sắm trực tuyến, lợi nhuận của Amazon đã liên tục tăng trong 3 quý liên tiếp.
Tuy nhiên, từ mùa xuân năm 2021, khi ngày càng có nhiều người Mỹ tiêm vắc xin chống Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu quay trở lại các cửa hàng và chuyển một phần chi tiêu của họ sang các thói quen trước đại dịch như đi du lịch và ăn tối.
Mặc dù hoạt động mua sắm trực tuyến vẫn phát triển mạnh mẽ, Amazon đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng qua từng năm bắt đầu giảm dần. Trong quý II/2021, doanh thu của Amazon tăng 27% - mức tăng chậm lại đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Tom Forte, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại D.A. Davidson, biểu hiện yếu kém của Amazon trong 2 quý gần đây nhất, dẫn tới báo cáo kinh doanh không được như kỳ vọng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới cổ phiếu công ty.
Các mảng kinh doanh chủ chốt khác của Amazon, điện toán đám mây và quảng cáo, đã có một "năm rất tốt" vào năm 2021, nhưng điều đó không đủ để bù đắp cho hoạt động kém cỏi của bộ phận bán lẻ cốt lõi của Amazon, theo ông Tom.
Không chỉ vậy, những lo ngại của nhà đầu tư về việc tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh bán lẻ cốt lõi của Amazon cũng có thể góp phần vào hoạt động kém hiệu quả của cổ phiếu, ông Forte cho biết thêm.
Chi phí ngoài lề quá lớn và vấn đề nhân sự
Năm 2020 và 2021, Amazon công bố rằng họ sẽ chi hàng tỷ USD cho các chi phí liên quan đến Covid-19, như các biện pháp an toàn cho nhân viên tuyến đầu và phát triển mạng lưới vật lý của mình để theo kịp nhu cầu của khách hàng.
Nhưng ngay khi các chi phí liên quan đến Covid-19 bắt đầu giảm vào năm ngoái, Amazon và các tập đoàn lớn khác đã phải đối mặt với những hạn chế của chuỗi cung ứng toàn cầu và những thách thức về lao động. Giám đốc điều hành Andy Jassy cho biết Amazon sẽ gánh thêm “vài tỷ USD” chi phí bổ sung trong quý IV/2021 để giải quyết những vấn đề đó.
Amazon tăng lương và đưa ra tiền thưởng để thu hút người lao động trong thị trường lao động eo hẹp. Không chỉ vậy, do số lượng nhân viên tại một số kho hàng không đồng đều, Amazon đã phải định tuyến lại các gói hàng, giao chúng từ những kho hàng xa hơn và đôi khi tốn kém hơn đến các cơ sở có đủ nhân viên để xử lý đơn đặt hàng.
Theo chuyên gia Tom Forte, “tất cả chúng tôi đều biết rằng có những chi phí liên quan đến Covid-19, nhưng thật bất ngờ khi nhận ra rằng họ đang gặp thách thức về lao động. Đó là một bất ngờ tiêu cực và tôi nghĩ nó ảnh hưởng đến hoạt động của cổ phiếu”.
Lấy lại niềm tin trong năm 2022
Sau năm 2021 mờ nhạt, cổ phiếu của Amazon có thể sẽ phục hồi trong năm nay, theo giới chuyên gia.
Nhà phân tích Seth Sigman của Guggenheim cho biết, do mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2021, số liệu của năm 2022 khi đem ra so sánh sẽ tạo cảm giác như công ty đã có mức tăng trưởng tốt hơn.
Ngoài ra, Amazon cũng có thể bắt đầu thu lợi từ một số khoản đầu tư liên quan đến đại dịch của mình vào chuỗi cung ứng và hậu cần trong 2 năm qua, theo ông Sigman. Kỳ vọng của nhà phân tích này là cổ phiếu Amazon sẽ tăng tốc trở lại trong năm 2022.
Một số nhà phân tích của Jefferies, cơ quan nghiên cứu của ngân hàng Mỹ, RBC Capital Markets và Goldman Sachs cũng gọi Amazon là “lựa chọn hàng đầu trong năm”, với lý do kỳ vọng về sự phục hồi trong kinh doanh thương mại điện tử.
Nguồn: https://vietnamfinance.vn/co-phieu-amazon-yeu-kem-nhat-nhom-big-tech-trong-nam-2021-20180504224263557.htm
-
3 công thức thiên nhiên giúp hàm răng luôn trắng sứ
-
Những “nỗi lo The Garden” khác
-
Đánh giá Mobiistar Prime 558 – smartphone Việt vỏ nhôm nguyên khối
-
Thuỷ sản Bảo Minh: Đơn vị cung cấp giống thuỷ hải sản chất lượng hàng đầu Việt Nam
-
Ninh Bình: Giải cứu thành công hai người đi lạc trong rừng
-
Báo Mỹ tấm tắc khen ngôi nhà ghép 3 thành 1 ở Sóc Trăng
-
CEO Charles & Keith: “Nghĩ lớn và đừng sợ thất bại”
-
Hậu ly hôn vợ đại gia, Đan Trường mua nhà mới xịn xò cỡ nào?
-
Địa ốc phía Nam vào guồng quay mới
-
CEO MicroStrategy: 'Đây là thời điểm tốt để mua Bitcoin'