Ford Ranger Wildtrak 3.2L: Hãy tìm một chiếc Pick-up như vậy

Phân khúc xe bán tải (pick-up) hiện đang khá sôi động tại thị trường Việt Nam với nhiều lợi thế như phí trước bạ thấp (2%), giá bán cạnh tranh, sử dụng nhiều mục đích; đi chơi, phục vụ công việc…

Như Phúc - Thanh Phúc

Với các dòng xe bán tải, khi mà yếu tố đầu tiên mà người sử dụng đòi hỏi đó là lực kéo lớn, nhu cầu về tốc độ là rất hãn hữu, do vậy các mẫu xe bán tải tại Việt Nam thông dụng nhất là loại sử dụng động cơ diesel (trừ một vài mẫu xe dụng động cơ xăng như Hilux trước kia). Và trong số những mẫu xe hiện đang được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam, Ford Ranger đang được chú ý với kiểu dáng hiện đại, mang hơi hướng thiết kế từ dòng bán tải cỡ lớn F-series (Raptor) nổi tiếng.

Là một cái tên trong chuỗi sản phẩm sản phẩm toàn của của Ford, ngay từ khi xuất hiện, Ranger được đánh giá thay đổi toàn bộ những khái niệm của người Việt Nam về một chiếc xe bán tải; thay vào sự thô lỗ, ồn ào là những thiết kế trau truốt hơn, trang thiết bị nhiều hơn… Và hiệu quả được trả lời bằng ngôi vị số một của dòng xe bán tải tại Việt Nam, kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Có mặt sau phiên bản 2.2L (ra mắt đầu năm 2012), cho đến giữa năm nay, phiên bản mạnh nhất 3.2L của dòng xe bán tải này mới chính thức có mặt tại Việt Nam, trở thành dòng xe mạnh mẽ nhất, đắt tiền nhất, tập trung nhiều trang thiết bị nhất mà Ford có thể cung cấp cho thị trường châu Á đang phát triển này.

Như Phúc - Thanh Phúc

Với giá bán 838 triệu đồng, Ford Ranger ngoài động cơ I5 3.2L (cho công suất 200 mã lực tại 3.000 vòng/phút, momen xoắn cực đại 470 Nm tại 1.750 – 2.500 vòng/phút), phiên bản này được trang bị hộp số tự động 6 cấp cùng hệ dẫn động 4 bánh với hệ thống gài cầu điện tử (cho phép chuyển từ chế độ 2H sang 4H khi xe đang lăn bánh với tốc độ dưới 100km/h).

Như Phúc - Thanh Phúc
Sử dụng chung hệ thống khung gầm, Ford hiện đang cung cấp hai loại động cơ diesel cho mẫu xe này: I4 2.2L và I5 3.2L

Ngoài ra, các trang thiết bị điện tử phong phú trên mẫu bán tải này khiến người ta có cảm giác dành cho một chiếc xe sedan tiện nghi chứ không phải trên một mẫu bán tải lực điền, thô lỗ… Trang thiết bị an toàn của Ranger 3.2L (với hệ thống phanh đĩa trước và phanh tang trống sau) được hỗ trợ hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống túi khí xung quanh xe (với túi khí bên và túi khí rèm), cảm biến lùi. Chưa hết, mẫu xe bán tải này còn được trang bị hệ thống ổn định thân xe điện tử ESP, camera lùi, hệ thống kiểm soát hành trình, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc… những trang thiết bị vốn xưa nay ở thị trường Việt Nam thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe du lịch.

Như Phúc - Thanh Phúc
Ranger 3.2L có camera lùi tích hợp trên gương chiếu hậu

Như Phúc - Thanh Phúc

Đó là chưa kể chiếc bán tải mạnh nhất của Ford tại Việt Nam còn được trang bị hệ thống điều hòa tự động, hệ thống giải trí với ổ CD có 6 loa đi kèm hệ thống kết nối không dây bluetooth có tích hợp điều khiển bằng giọng nói…

Ford Ranger Wildtrak 3.2L: Hãy tìm một chiếc Pick-up như vậy

Vậy chiếc Ranger 3.2L này đến mức độ nào? Để trả lời câu hỏi, một cơ hội để kiểm nghiệm sức mạnh của mẫu xe này không có gì hoàn hảo hơn khi chúng tôi theo chân một đoàn thiện nguyện đến với vùng núi Xím Vàng – Bắc Yên (Sơn La), với những cung đường vô cùng hấp dẫn cho một chiếc bán tải; đường lên đỉnh Tà Xùa cao 1.800m, đường hẹp, với các góc cua tay áo liên tục cùng những con dốc lên tới hơn 12%...

Và với 4 người chúng tôi lên đường cùng những thùng đồ cho chuyến thiện nguyện - những vật dụng được đánh giá chưa thấm tháp vào đâu so với năng lực (gần 1 tấn) của chiếc xe này. Hành trình lên núi bắt đầu với 200km từ Hà Nội lên Bắc Yên (Sơn La), chẳng phải nói gì với động cơ 3.2L với hơn 200 mã lực và momen xoắn 470Nm quá thừa thãi để đi trên những con đường trung du; vượt xe, lên dốc thực sự nhàn nhã. Ngoài ra, việc đạt đượcmomen xoắn cực đại ở dải vòng tua thấp cũng như duy trì trong dải tốc độ động cơ khá thông dụng là 1.750 – 2.500 vòng/phút, điều này giúp chiếc Ranger 3.2L thực sự như đang "dạo chơi" trên cung đèo núi, nhu cầu của người lái khi đòi hỏi vượt xe, tăng tốc lên dốc hay duy trì tốc độ trong khoảng 80-100km/h chẳng có chút gì khó khăn.

Và chính vì vậy, đôi khi bạn sẽ tự hỏi với sức mạnh này , hệ thống 4H (hai cầu nhanh) trên chiếc Ranger 3.2L thực sự có cần thiết???

Như Phúc - Thanh Phúc

Những con đèo cua gấp và lên dốc liên tục từ, đặc biệt từ cửa rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chân đèo Nhọt lên Bắc Yên; dốc lên thẳng đứng và liên tục cua tay áo khiến các mẫu xe khác vất vả vì mất tốc độ và tầm quan sát hạn chế thì với Ranger, vị trí ngồi cao, người lái có tầm nhìn tốt cộng gương chiếu hậu lớn và hệ thống khung gầm chắc chắn đi đôi gầm xe cao giúp người lái dường như không còn quá bận tâm vào con đường nguy hiểm từng thách thức những tay lái xe khách dày dặn kinh nghiệm mà thảnh thơi ngắm khung cảnh núi rừng trải dài trước mắt...

Nếu như không chở đủ người cùng số hàng trên thùng xe, bạn có thể cảm thấy khó chịu với bộ giảm xóc đặc trưng của các dòng xe tải với nhíp là phía sau; cứng và dằn xóc. Tuy nhiên, với thiết kế cho 5 người cùng trọng lượng hàng hóa lên đến hơn 700kg, rõ ràng hệ thống giảm xóc đã phải được tính toán để chịu đựng được khối lượng này, cùng với khả năng trèo đèo lội suối.

Và trên thực tế, sẽ chẳng mấy ai cảm thấy sung sướng và thoải mái khi một mình - đi trên chiếc bán tải dạo phố để rồi ca cẩm về giảm xóc và sự kềnh càng…

Như Phúc - Thanh Phúc

Ford Ranger 3.2L được trang bị nội thất với ghế da (có pha các chi tiết nỉ) và tựa đầu chủ động có thêu dòng chữ Wildtrak

Như Phúc - Thanh Phúc
Bố trí bảng đồng hồ của Ford Ranger 3.2L không có gì khác biệt với phiên bản 2.2L đã ra mắt trước đó.

Như Phúc - Thanh Phúc
Nút kích hoạt hệ thống ESP (Ford Ranger mặc định là luộn bật)

Như Phúc - Thanh Phúc
... đối xứng qua hệ thống điều hòa là nút kích hoạt hệ thống phanh hỗ trợ xuống dốc

Như Phúc - Thanh Phúc
Tính năng kiểm soát hành trình (cruise control) vốn chỉ xuất hiện trên những mẫu xe du lịch

Như Phúc - Thanh Phúc
Đi cùng với đó là hệ thống điều hòa tự động hai vùng độc lập

Như Phúc - Thanh Phúc
Ford Ranger 3.2L với ghế lái chỉnh điện

Như Phúc - Thanh Phúc
Hàng ghế sau với ổ điện 12V phù hợp cho các thiết bị ngoại vi với những chuyến đi xa

Như Phúc - Thanh Phúc
Hệ thống gương chỉnh/gập điện, một thiết bị thực sự xa xỉ cho một mẫu xe bán tải

Như Phúc - Thanh Phúc
Tay lái với tích hợp điều khiển âm thanh cùng thiết bị kết nối điện thoại

Tính năng vận hành của Ranger 3.2 lại càng phát huy mạnh hơn với các thiết bị điện tử hỗ trợ trên xe như hệ thống ổn định thân xe điện tử ESP, hệ thống hỗ trợ xuống dốc, camera lùi… giúp người lái tự tin hơn khi đi trên những cung đường khó. Từ Bắc Yên lên Xím Vàng, con đường chỉ dài khoảng 20km nhưng độ cao thay đổi từ hơn 350m lên 1.800m, toàn những con dốc độ cao hơn 12% cùng lòng đường chỉ đủ rộng cho hai xe tránh nhau phải bò…, để cảm nhận sự tác động của hệ thống ổn định thân xe, 5km đầu tiên khi lên dốc, hệ thống ESP được tắt để mọi người trên, đặc biệt là hàng ghế sau “cảm nhận” rõ hơn đường miền núi. Không có sự tác động và điều tiết hệ thống phanh, rõ ràng một mẫu xe mà trọng tâm xe cao cùng chiều dài lên đến hơn 5,3m, rò ràng chẳng còn nối kinh hoàng nào hơn là phải ngồi trên một mẫu xe bán tải luôn rình rập dồn người ngồi trên xe sang một bên mỗi khi vào cua gắt hay vượt đường xấu – do hiện tượng trượt ngang thân xe, một lí do khiến người ngồi trên xe càng dễ mất sức do say xe.

Như Phúc - Thanh Phúc

Và khi có sự can thiệp của ESP, hiện tượng lắc ngang cũng như khả năng làm chủ chiếc xe trở nên dễ dàng hơn với người lái; đánh lái tự tin với sự ổn định của chiếc xe, người ngồi sau cũng có cảm giác thoải mái hơn… Và 15 km còn lại để lên đến đỉnh núi quả thật không còn là vấn đề quá khó khăn với hành trình đã định.

Không chỉ là khả năng vượt dốc, Ranger 3.2L còn có những tính năng hỗ trợ đắc lực khi xuống dốc; hệ thống hỗ trợ xuống dốc giúp người lái có thể yên tâm… bò xuống những đoạn dốc khó, hệ thống hỗ trợ xuống dốc sẽ giúp bạn luôn giữ tốc độ dưới 20km/h (và có thể giảm xuống còn 5km/h), đủ thời gian cho người lái tập trung điều khiển tay lái. Còn nếu bạn thực sự tự tin, hộp số tự động 6 cấp này được trang bị tính năng đi số sàn, với khả năng kết hợp khá được tin cậy giữa các cấp số 2 và 3 cho với những đoạn đường dốc 12% như trong hành trình này sẽ mang lại cho người ngồi trên xe những giây phút thoải mái dù những con đường đèo luôn đòi hỏi sự cẩn trọng và tập trung cao nhất.

Như Phúc - Thanh Phúc
Và để thử nghiệm tính năng 4L (dẫn động bốn bánh chậm) của Ford Ranger, chúng tối đưa chiếc xe đến một con suối...

Như Phúc - Thanh Phúc
... nơi đang có công trình xây dựng tại Thu Cúc (Tân Sơn - Phú Thọ) cách Hà Nội 130km

Như Phúc - Thanh Phúc
Ford Ranger với khả năng lội qua vũng nước lên tới 800mm thực sự là trải nghiệm mà không phải ai cũng dám thử nếu như đi... xe nhà

Như Phúc - Thanh Phúc
Hệ thống gài cầu chậm (4L) của Ranger giúp bạn qua những đoạn đường gồ ghề, dù "đủn đỉnh" nhưng thực sự đầy tin tưởng

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc
Và ngay trên những con đường đầy thách thức này, Ford Ranger vẫn giúp bạn kiểm soát được tay lái

Như Phúc - Thanh Phúc

Một số hình ảnh của chiếc Ford Ranger 3.2L, phiên bản cao cấp nhất của những mẫu bán tải của Ford tại Việt Nam

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

Như Phúc - Thanh Phúc

 

 

Theo Dân trí

{fcomment}