ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 29/9.
VN-Index kết thúc phiên cuối tuần bằng một cây nến đỏ nhỏ với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp và độ rộng thị trường khá cân bằng giữa số mã tăng, giảm điểm. Điều này phần nào cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau phiên biến động mạnh trước đó.
Đường giá vẫn đang chịu sức ép khá lớn từ đường PSAR và nhóm MA ngắn hạn đang hướng xuống hội tụ với đường SMA50 trong khi đường MACD vẫn tiếp tục đi xuống dưới đường zero với độ dốc lớn.
Diễn biến này khiến BVSC vẫn để ngỏ khả năng chỉ số sẽ đi xuống và kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ Fibonacci Projection 61.8% trong những phiên đầu tuần tới.
Trên đồ thị tuần, cây nến đỏ đặc thứ 3 liên tiếp được hình thành đẩy đường giá xuyên thủng đường PSAR và SMA10 trong bối cảnh đường STO đang đi xuống mạnh mẽ và tạo khoảng cách khá xa với đường tín hiệu, cùng sự chuyển biến có phần tiêu cực của các chỉ báo kỹ thuật khác (MACD, RSI, ADX). Điều này cũng đang ủng hộ cho khả năng tiếp tục điều chỉnh của chỉ số trong nửa đầu tuần tới.
Mặc dù vậy, việc đường giá vẫn đang được nâng đỡ khá tốt bởi đường SMA20 trên đồ thị tuần bên cạnh xu hướng tăng trở lại của các chỉ báo STO trong vùng quá bán trên đồ thị ngày được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số hồi phục về cuối tuần.
Vùng kháng cự gần của 2 chỉ số vẫn đặt tại quanh 620 điểm của VN-Index tương ứng 90 điểm của HNX-Index. Đây được xem là điểm bán trading quay vòng cho các vị thế ngắn hạn đã mua dò đáy trước đó.
CTCK FPT – FPTS
Tín hiệu đến từ phương diện kỹ thuật đang khá ‘nhiễu’, khi MACD, RSI chủ yếu vẫn giảm điểm, hay MFI, ADX vẫn chưa dao động quá rõ rệt. Kịch bản trong ngắn hạn VN-Index sẽ dao động tích lũy trong vùng giá hiện tại trước khi cho tín hiệu cụ thể hơn.
Trên sàn HNX, cặp DI giằng co, hay RSI, MFI cũng dao động giằng co quanh vùng giá trị 50 – 60 cho thấy trong ngắn hạn xu hướng vẫn chưa thực sự khả quan hơn. Ngưỡng hỗ trợ - kháng cự hiện tại của HNX-Index trong trung hạn là 86 – 90 điểm.
CTCK Maybank Kim Eng Việt Nam - MBKE
VN-Index đã không thể duy trì đà hồi phục sang phiên 26/9, một kết quả cho thấy áp lực của bên bán vẫn đè nặng thị trường. Như đã lưu ý, xu hướng ngắn hạn của VN-Index đang là giảm sau khi chỉ số này phá vỡ hỗ trợ 610 điểm. Xu hướng trung hạn tính đến cuối 2014 dù vậy vẫn là tăng. Vùng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index tại mức 590 điểm.
Thanh khoản trung bình. Khối lượng giao dịch tuy có nhích tăng nhẹ nhưng vẫn chỉ xấp xỉ mức trung bình 50 ngày và thấp hơn rõ rệt thanh khoản tuần trước đó. Dòng tiền được chúng tôi nhìn nhận vẫn trong trạng thái thụ động.
Chỉ báo kỹ thuật chuyển sang bi quan. MACD giảm và cắt về bên dưới đường 0, thể hiện rõ mức độ bi quan của chỉ số này. Các chỉ báo khác có diễn biến tương tự. Đường giá vẫn đối mặt với rủi ro tiếp tục suy giảm trong tuần tới. Dù vậy ở góc nhìn trung hạn hơn, xu hướng của thị trường vẫn là tăng.
Với các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, việc giảm tần suất giao dịch là điều cần thiết khi xu hướng ngắn hạn đang là giảm. Tỷ trọng cổ phiếu cần đưa về mức cân bằng hơn. Với các nhà đầu tư có tầm nhìn đủ dài, việc nắm giữ cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt tiếp tục là hành động phù hợp. Tỷ trọng đề xuất: 40/60 (tiền mặt/cổ phiếu).
HNX-Index không thể tiếp nối đà tăng phiên liền trước và chấp nhận có thêm một ngày giảm. Tính trong tuần, 4/5 phiên đường giá ghi nhận sắc đỏ, một kể quả không khả quan. Xu hướng tăng trung hạn của HNX-Index chưa thay đổi, dù vậy ngắn hạn đường giá chưa xác nhận kết thúc điều chỉnh giảm. Hỗ trợ gần nhất tại 85 điểm. Nếu phá vỡ mức này, triển vọng của HNX-Index sẽ kém tích cực hơn.
Thanh khoản trung bình. Khối lượng giao dịch liên tiếp các phiên gần đây chỉ ngang bằng với mức thanh khoản trung bình 50 ngày và thấp hơn đáng kể các tuần trước đó. Dòng tiền của sàn HNX đang thu hẹp hoạt động khá rõ nét.
Chỉ báo trung tính. Các chỉ báo chuyển trừ đánh giá tích cực sang trung tính dành cho triển vọng của HNX-Index. Xu hướng trung hạn của HNX-Index là tăng nhưng ngắn hạn đường giá còn nằm trong pha điều chỉnh.
Nhà đầu tư có thể duy trì một tỷ trọng nghiêng về cổ phiếu trên sàn HNX nhưng nên cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, tập trung nắm giữ những cổ phiêu có nền tảng tốt. Tỷ trọng đề xuất: 40/60 (tiền mặt/cổ phiếu).
CTCK Rồng Việt – VDSC
VN-Index hình thành cây nến đỏ ngắn với bóng trên ngắn, diễn biến này thể hiện tâm lý tích cực trong phiên khiến đường giá duy trì đà hồi phục từ phiên 25/9, đà tăng duy trì khá tốt trong suốt phiên giao nhưng áp lực bán bất ngờ tăng ở cuối phiên khiến đường giá giảm trở lại.
Dấu hiệu này cho thấy tâm lý nhà đầu tư cũng chưa tích cực hẳn trở lại. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy tín hiệu điều chỉnh đang chững lại, RSI đi ngang gần ngưỡng 30, đường cỏ MACD mọc ngắn hơn dưới đường 0.
Đóng cửa tuần giao dịch, VN-Index hình thành cây nến đỏ dài với bóng dưới dài, tín hiệu này thể hiện lực cầu trong tuần này đã tăng lên, là tín hiệu tốt cho diễn biến của tuần sau với ngưỡng hỗ trợ của VN-Index là quanh 585 điểm (tương ứng với đường MA26 tuần).
Trên đồ thị nến, HNX-Index hình thành cây nến đỏ ngắn với bóng trên dài thể hiện đà tăng được duy trì trong suốt phiên giao dịch nhưng áp lực bán bất ngờ tăng về cuối phiên khiến đường giá giảm trở lại. Khối lượng giao dịch trong phiên tăng nhẹ so với các phiên trước cho thấy dòng tiền vào mua đã có sự cải thiện nhẹ khi đường giá đang được hỗ trợ bởi đường MA26. Các chỉ báo kỹ thuật cũng có sự cải thiện nhẹ, đà giảm của RSI chững lại, đường cỏ MACD mọc ngắn hơn dưới đường 0.
Kết thúc tuần giao dịch, HNX-Index hình thành cây nến đỏ ngắn với bóng dưới dài hơn thể hiện lực cầu có sự cải thiện tăng trở lại so với tuần trước thì cung nhiều hơn, nhưng khối lượng giao dịch trong tuần này giảm mạnh so với tuần trước.
Các chỉ báo có tín hiệu cho thấy đà điều chỉnh chững lại nhưng lực cầu tham gia vẫn còn yếu và chưa đồng đều ở các cổ phiếu. Nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục hợp lý và theo dõi thêm diễn biến thị trường.
CTCK BIDV – BSC
Chỉ báo RSI(14) và MFI(14) thể hiện một xu hướng đi ngang, và đồng thời giảm 0.1 điểm so với phiên trước đó. Chỉ báo Stochatics đã vượt lên trên đường tín hiệu chậm, tuy nhiên vẫn đang nằm trong vùng quá bán. Đường MACD vẫn đang nằm dưới đường Zero tuy nhiên đà giảm đang chậm lại.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục kiểm tra lại vùng kháng cự đã mất tại 605 điểm trong phiên tiếp theo và vùng hỗ trợ tạm thời cho thị trường vùng 600-602. Chưa thể bác bỏ khả năng VN-Index có thể sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 600 trong phiên tiếp theo.
CTCP Chứng Khoán Bản Việt - VCSC
Xu hướng trung hạn có dấu hiệu rủi ro tăng dần khi chỉ số VN-Index vẫn giao dịch dưới mức 605 và chỉ số HNX-Index có khả năng xác lập mô hình Head and Shoulder.
Đồng thời, các chỉ báo xung lượng ngắn hạn vẫn chưa xuất hiện các tín hiệu đảo chiều, cho nên chúng tôi đánh giá hai chỉ số chỉ xuất hiện các nhịp hồi rất ngắn hoặc các nhịp “Bulltraps” trong phiên cho nên việc bắt đáy ở giai đoạn này vẫn còn rủi ro cao.
Ngoài ra, hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và chưa xuất hiện điểm mua ngắn hạn. Do đó, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm thận trọng và khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn chưa nên mở vị thế mua mới. Đồng thời, nếu nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao thì vẫn nên cân nhắc hạ tỷ lệ này về mức an toàn.
Theo đồ thị tuần, đồ thị giá của chỉ số VN-Index đã vi phạm mức cắt lỗ và chỉ số HNX-Index xuất hiện mô hình giá đảo chiều nên hạ mức xu hướng trung hạn từ tăng xuống trung tính và khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn nên dừng mua và quan sát thêm diễn biến của thị trường trong tuần tới để có hành động cụ thể.
{fcomment}
-
Nhà ở cho người nước ngoài, vẫn còn “những nút thắt” chính sách
-
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
-
Vàng trong nước tiếp tục giảm, tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng
-
Nông dân Đà Lạt nhổ cà rốt cho... bò ăn
-
Giá vàng SJC giữ ở mức 68 triệu đồng/lượng, vàng thế giới giảm mạnh
-
Hyundai Creta 2022 tại Thái Lan, rẻ và nhiều trang bị hơn Việt Nam
-
Những xu hướng giúp bạn tạo nên căn bếp hoàn hảo trong năm 2021
-
Người tôn nghiêm biết giữ vừng 5 ranh giới này thì ắt thành công
-
Vàng trượt dốc, lùi về sát mốc 58 triệu đồng/lượng
-
Nên cho phá sản ‘ngân hàng Zoombies’