Liên tiếp trong 2 ngày đầu tuần, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đón 2 doanh nghiệp lên niêm yết, ghi danh cổ phiếu thứ 362 và 363 tại sàn này.
Nhà đầu tư sẽ tiếp cận 2 cơ hội mới, cổ phiếu BII của CTCP Đầu tư và phát triển công nghiệp Bảo Thư (vốn điều lệ 328 tỷ đồng) và cổ phiếu TVC của CTCP Quản lý đầu tư Trí Việt (vốn điều lệ 69 tỷ đồng).
Trao đổi với ĐTCK, Chủ tịch TVC Phạm Thanh Tùng chia sẻ, đưa cổ phiếu lên sàn, ông mong muốn TTCK sẽ trở thành điểm tựa để Công ty phát triển.
Là một doanh nghiệp trẻ, hoạt động chính trong ngành dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư, Chủ tịch TVC tin rằng, khi niêm yết, thương hiệu, uy tín của Công ty sẽ được biết đến sâu hơn, là điểm thuận lợi để TVC mở rộng mảng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đại chúng. Lên sàn, khi Công ty hoạt động minh bạch, hiệu quả, sẽ tạo sức hấp dẫn tự nhiên với các dòng vốn mới, tạo điều kiện để Công ty tăng vốn và lớn mạnh.
Khác hẳn với sự thưa thớt trong những tháng đầu năm, sự sôi động của giao dịch chứng khoán gần đây cùng niềm tin trở lại về triển vọng dài hạn của TTCK Việt Nam đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp quan tâm tới kế hoạch lên sàn.
CTCP Khoáng sản và luyện kim Bắc Á, CTCP Khoáng sản và vật liệu xây dựng Gia Lai, CTCP Khoáng sản và đầu tư Visaco, CTCP Cáp điện Việt Thái, CTCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định… là những cái tên còn rất xa lạ, nhưng đang có trong danh sách xếp hàng chờ lên sàn HNX, mang đến sự lựa chọn mới cho nhà đầu tư.
Tại Sở GDCK TP. HCM (HOSE), ít nhất có 5 doanh nghiệp (CTCP Chứng khoán Thiên Việt, CTCP Phân bón miền Nam, CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình, CTCP Dây cáp điện Việt Nam, CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển) đã nộp hồ sơ xin niêm yết. Từ nay đến cuối năm, khả năng sẽ có hàng chục doanh nghiệp mới lên sàn.
Ngoài sự nhiệt tâm của doanh nghiệp, sự sát sao và đốc thúc của nhà quản lý là một yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định niêm yết.
Một trong những cách đốc thúc đó là gặp mặt doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, hội nghị để phổ biến pháp lý, tạo không gian đối thoại giữa doanh nghiệp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK về các vấn đề khi đưa doanh nghiệp lên sàn.
Mới đây, HOSE đã tổ chức Hội nghị doanh nghiệp đại chúng tại 2 miền Nam- Bắc; sang đầu tháng 10, HNX tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tại miền Trung, với đối tượng tham dự là các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Sở dĩ sàn UPCoM gần đây nhận được sự quan tâm đặc biệt, bởi Thủ tướng Chính phủ đồng thuận với tờ trình của Bộ Tài chính, theo đó đã ban hành Quyết định 51/2014/QĐ-TTg gắn các doanh nghiệp nhà nước sau khi đấu giá bán cổ phiếu ra công chúng, phải đưa cổ phiếu vào sàn UPCoM. Các doanh nghiệp hiện hữu trên UPCoM cần lớn mạnh nhanh hơn, để lên sàn niêm yết, "nhường chỗ" cho hàng trăm doanh nghiệpNN sau IPO sẽ đưa cổ phiếu vào sàn này.
Với thanh khoản 3.000-6.000 tỷ đồng/phiên, giao dịch trên 2 sàn niêm yết không chỉ giúp các CTCK kiếm tiền nhiều hơn, nhà đầu tư phấn chấn, năng động hơn, mà còn thúc đẩy nhiều chủ thể khác quan tâm đến TTCK.
Nếu TTCK giữ được nhịp sôi động, triển vọng quy mô TTCK lớn gấp hai, gấp ba hiện nay là không khó trong tương lai gần.
{fcomment}
-
MWG lý giải chuyển hướng kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng
-
Zhang Xin, người phụ nữ quyền lực của bất động sản Trung Quốc
-
Chi tiết Toyota Fortuner 2022 tại Việt Nam, tăng giá 20 triệu đồng
-
5 người giàu hào phóng nhất thế giới
-
GMC giải trình việc bị thu hồi 16,8 tỷ đồng
-
Biểu tình kèm bạo lực, Mỹ lại đổ lỗi Nga
-
Không nộp hồ sơ vẫn nhận được giấy báo trúng tuyển
-
So sánh hệ điều hành KitKat với Android M
-
Nhà đầu tư nhỏ lẻ liên tục 'bắt đáy' Bitcoin
-
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt nhiều kết quả khả quan