Tại phiên thảo luận tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sáng 25-5 về tình hình kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, thúc đẩy đầu tư công trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp bách. Nhưng, hiện còn rất nhiều vướng mắc, trong đó có cả những vướng mắc đến từ Luật Đầu tư công.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, đất nước vừa trải qua đại dịch, vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng năng lực cho nền kinh tế. Muốn vậy, các cấp, ngành phải tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, chính sách vốn, tiếp cận đất đai… để thúc đẩy doanh nghiệp, tạo được tiện ích cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu sáng 25-5. Ảnh: QUANG PHÚC
“Chúng ta phải tập trung đẩy mạnh các tuyến đường cao tốc, đường đi đến đâu thì trăm nghề phát triển đến đó. Nếu có đường sẽ phát triển được nhiều ngành nghề, giải quyết vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ý kiến.
Trước sức ép lạm phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các cấp, ngành phải tập trung vào giải phóng mặt bằng (GPMB), thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công hoàn thành. Tuy nhiên, đầu tư công hiện có nhiều vướng mắc.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phân tích, tách dự án GPMB ra khỏi dự án đầu tư công là một yêu cầu bức thiết
Bộ trưởng phân tích, tách dự án GPMB ra khỏi dự án đầu tư công là một yêu cầu bức thiết, bởi vì GPMB nằm trong phần chuẩn bị đầu tư, phải làm trước. Nếu gom toàn bộ việc GPMB vào trong dự án thì khi phê duyệt dự án xong mới GPMB.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thẳng thắn nhận xét: “GPMB thường chỉ giao huyện làm, tỉnh không làm. Dự án qua huyện nào huyện đó làm, vậy nên tách ra để bố trí trước vốn để làm, vì GPMB rất lâu, không chỉ 1-2 tháng, mà thậm chí mất nhiều năm trời, rất phức tạp, nhiều khiếu nại, mà không thể lúc nào cũng cưỡng chế. Luật Đầu tư công hiện nay “gói” lại hết. Cứ nói Luật Đầu tư công là tiên tiến nhưng thực ra là dở, ở góc nhìn của tôi, tôi cho rằng có rất nhiều hạn chế”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất cần điều chỉnh một số quy định về GPMB để thúc đẩy phát triển, từ đó, cũng chống được lạm phát. “Bởi vì khi có khối lượng rồi thì lên được phiếu giá và trả được tiền, thì lấy tiền đó mua vật liệu làm ngay. Như vậy, không bị lỗ, không bị áp lực lạm phát nhiều. Công trình bàn giao nhanh đưa vào sử dụng thì hiệu quả càng tốt. Như vậy, lạm phát không tác động nhiều. Còn nếu công trình cứ kéo dài ra, năm này qua năm khác thì làm lỗ, doanh nghiệp lỗ thì sức sống của nền kinh tế giảm đi”, người đứng đầu ngành tài chính giải thích.
Nguồn: https://sggp.org.vn//bo-truong-bo-tai-chinh-o-goc-nhin-cua-toi-luat-dau-tu-co-rat-nhieu-han-che-816331.html
-
Nhiều doanh nghiệp vận tải biển lãi đậm, cổ phiếu tăng ‘bốc đầu’
-
CEO AmorePacific: “Đó mới chỉ là điểm khởi đầu”
-
Chiến đấu cơ Nga bị tố chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Đen
-
F0 không được ra khỏi nơi cách ly: Quy định một đằng, thực tế một nẻo
-
Sáng ngày 13/10, giá vàng nhích nhẹ, tỷ giá trung tâm lên hơn 22.000 đồng/USD
-
Đại án Agribank: Bị cáo xin lại xe Bentley 3,5 tỷ đồng
-
Ì ạch những dự án vị trí vàng
-
Doanh nhân Việt- Đồng hành trong từng bước phát triển.
-
Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở 2015 - 2020: Đất vùng ven có sốt?
-
Chàng trai của quá khứ!