Nhiều chuyên gia cảnh báo như trên tại buổi tọa đàm với chủ đề “Hậu gói 30.000 tỉ đồng và dòng tiền vào bất động sản (BĐS)” do Tạp chí đầu tư BĐS Cafeland tổ chức tại TP.HCM ngày 24-3.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, ý kiến tại buổi tọa đàm.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết rất mừng khi hôm qua có thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông tin đến ngày 1-6-2015 chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỉ đồng thì NHNN sẽ báo cáo Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để khách hàng được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi cho đến hết gói này.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, hiện nay trên thị trường vẫn diễn ra tình trạng trục lợi gói 30.000 tỉ đồng này. Đơn cử trường hợp nhà ở thương mại giá 1,05 tỉ đồng/căn mới đủ điều kiện vay gói ưu đãi này nhưng trên thị trường vẫn có những chủ đầu tư bán căn hộ giá cao hơn cả 1,5-1,8 tỉ đồng. Họ tìm cách lách luật tư vấn cho khách hàng tách một căn hộ ra làm hai hợp đồng. Một hợp đồng dưới mức 1,05 tỉ đồng để đủ điều kiện vay gói 30.000 tỉ đồng với lãi suất 5%, một hợp đồng là giá trị còn lại của căn hộ đó khoảng vài trăm triệu đồng thì người mua nhà trả theo phương thức thanh toán khác. Do đó, NHNN cần phải giám sát chặt vấn đề này.
Theo quan điểm của ông Nghĩa, cần kết thúc gói 30.000 tỉ đồng sau khi đã giải ngân hết cho những người đã ký kết nếu nó thực sự mang lại hiệu quả. Nếu không, không cần phải kéo dài thêm vài tháng làm gì vì người mua đang cố tìm cách giải ngân trước thời hạn. Điều này vô cùng nguy hiểm, nếu giải ngân xong chủ đầu tư ôm tiền bỏ trốn hoặc nếu tiến độ không được đảm bảo thì rất nguy hiểm cho người mua nhà.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho biết phần quan trọng là giải ngân gói 30.000 tỉ đồng đối với khách hàng cá nhân. Theo tiến độ, tháng 3-2016 tiến độ giải ngân lên 85% nhưng theo tính toán của ông Đực đóng gói tín dụng sẽ cán mốc giải ngân 93%. Như vậy số tiền chưa giải ngân của gói 30.000 tỉ đồng chỉ còn khoảng 7% (tương đương 1.500 tỉ đồng).
Theo ông Đực, có ba kịch bản đặt ra hiện nay. Kịch bản thứ nhất là NHNN giải ngân 7% còn lại. Thứ hai là doanh nghiệp và người dân bắt tay nhau tăng tốc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân và tiến độ thực hiện. Thứ ba là doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho người dân phần chênh lệch lãi suất, ví dụ lãi suất là 5%/năm sau đó bị biến động thì doanh nghiệp sẽ bù vào trong suốt thời gian vay.
Tuy nhiên, giải pháp này có hạn chế là sau này lỡ doanh nghiệp không đủ sức hỗ trợ thêm thì sẽ như thế nào. Như vậy giải pháp tối ưu nhất vẫn là sự hỗ trợ của NHNN với số tiền không lớn cho 7% còn lại nhưng mà sự hỗ trợ này sẽ trọn vẹn hơn.
Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại, vì thống kê đến tháng 3-2016, số tiền cam kết cho vay gói 30.000 tỉ đồng đã vượt lên con số 30.122 tỉ đồng. Nếu tiếp tục cho vay tiếp con số lên đến 40.000 tỉ đồng, chủ đầu tư chậm tiến độ, tốc độ giải ngân không kịp thì người mua nhà vẫn thiệt hại.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, đề nghị cho phép người vay tiền đã ký hợp đồng vay gói 30.000 tỉ đồng chưa giải ngân hay mới được giải ngân một phần đều được giải ngân hết hợp đồng.
Nguồn 24h
-
Volvo chính thức bán xe ở Việt Nam
-
Lý do bạn không nên mua iPhone 11 Pro Max
-
Làm thế nào để phân biệt máy bơm Dooch chính hãng trên thị trường?
-
KDH: Chủ tịch HĐQT đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu
-
Tổng tài sản ngân hàng vượt 6 triệu tỷ đồng
-
Giá vàng ngày 11/1/2017: Tiếp tục tăng mạnh?
-
Nước chiết xuất Hồng Sâm KGC Hongsam Wang Drink - thức uống dinh dưỡng cho cả gia đình
-
Mondelez Kinh Đô thăng hạng trong top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Trên tay Galaxy M22: Pin 5.000mAh, màn hình 90Hz, sạc nhanh 25W
-
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 21/8