Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho rằng, không nên nói nhiều về nợ xấu mà hãy nói đến nợ tốt, đến thúc đẩy nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Lãi suất huy động vừa tiếp tục giảm thêm. Theo ông, lãi suất thời gian tới có còn giảm nữa không?
Tôi cho rằng nếu nhìn tổng quan, năm sau, nhu cầu của thế giới tăng lên, lãi suất của tất cả các thị trường hiện nay đã ở mức rất thấp nên khó có thể xuống nữa. Ở Việt Nam cũng vậy. Thời điểm này lãi suất đã thấp, thanh khoản thừa nên các ngân hàng ra sức tìm cách sử dụng vốn. Nhưng nếu nhu cầu tiêu dùng được phục hồi trong năm 2015 thì nguồn vốn của hệ thống tài chính Việt Nam về lâu dài sẽ không đủ để đáp ứng cho nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất huy động khó giảm sâu một phần do NHNN lo lắng về tỷ giá. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
Vấn đề tỷ giá rất khó, các chuyên gia cũng phát biểu nhiều nhưng thường tập trung ở chính sách tiền tệ. Tôi cho rằng vấn đề phát triển kinh tế của chúng ta không nằm hoàn toàn ở chính sách tiền tệ. Vào thời điểm này, chính sách tiền tệ sẽ còn rất ít điều kiện để có thể thúc đẩy vì lãi suất đã xuống mức rất thấp rồi, mặc dù có thể có chuyên gia cho rằng mức lãi suất vẫn rất cao.
Tôi nhấn mạnh về chính sách tài khóa, làm sao để giãn các điều kiện cho doanh nghiệp. Nhưng cái quan trọng hơn, chúng ta mới tập trung vào thúc đẩy doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể bán được hàng nếu không có người mua. Mà người mua là Chính phủ, người dân và xuất khẩu nước ngoài. Nước ngoài thì thuận tiện, Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư nhưng người dân có sẵn sàng bỏ tiền ra mua không? Đó là yếu tố chính.
Có lẽ chúng ta phải làm sao để thay đổi được cả văn hóa để tiến tới một xã hội tiêu dùng thực sự. Muốn như vậy, từ mặt tư tưởng, truyền thông đều cần có sự thay đổi.
Nợ xấu vẫn là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế hiện nay. Theo ông, các ngân hàng phải gánh trách nhiệm như thế nào trong xử lý nợ xấu?
Nợ xấu là một từ rất “mốt” hiện nay, tôi không muốn dùng từ nợ xấu. Nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là vấn đề của một ngân hàng riêng lẻ mà là của cả nền kinh tế. Ngân hàng là một trong các tổ chức có tham gia vào việc hình thành nên nợ xấu do sự yếu kém trong quản lý, do chưa đủ trình độ. Nhưng ngân hàng không phải gốc rễ của nợ xấu. Gốc rễ nằm ở nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, ở hệ thống phát triển tiêu dùng và phát triển nhu cầu.
Nếu chúng ta cứ nghĩ đến nợ xấu là nghĩ đến ngân hàng thì không bao giờ giải quyết được. Và tôi nghĩ, nợ xấu chẳng có gì đáng lo ngại nếu nó nằm trong vòng kiểm soát. Chúng tôi xác định “nợ xấu” là một nghề, vì bản thân hoạt động của ngân hàng phải có nợ xấu, nhiều hay ít tùy biến động của ngân hàng. Một nền kinh tế có tới 6 năm liên tục khó khăn mà không có nợ xấu thì mới lạ.
Chúng ta nên nói đến nợ xấu theo một góc độ khác, đó là làm sao để thúc đẩy và cải cách những yếu tố nền tảng, gốc rễ nhất của nền kinh tế. Thúc đẩy sản xuất để bán được hàng, thúc đẩy tiêu dùng để người dân mua hàng là hết nợ xấu ngay. Còn nợ xấu chỉ là biểu hiện của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Việc xử lý nợ xấu tại VPBank ra sao, thưa ông?
Chúng tôi đã xây dựng được “đội quân đặc biệt tinh nhuệ” để theo dõi chuyên sâu, đánh giá, phân tích, xử lý. Nhưng một mình ngân hàng không thể làm nổi. Bản thân chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch trong vòng 3- 4 năm để giải quyết nợ xấu dần.
Tôi cho rằng, không nên nói nhiều về nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt, đến thúc đẩy nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Khi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng, nền kinh tế sẽ đi lên và nợ xấu sẽ tự khắc giảm dần.
{fcomment}
-
Xác định danh tính người bị giết, phi tang ở Sài Gòn
-
Vốn hóa Amazon vượt qua Walmart
-
400 người nộp 350 tỷ đồng để mua “vịt trời“
-
Xây dựng Hòa Bình: Chủ tịch và một loạt lãnh đạo chủ chốt đăng ký mua gần 3 triệu cổ phiếu HBC
-
Tôn lợp mái là gì?
-
Lấp lỗ hổng trong đấu giá tài sản
-
Microsoft gây sốc khi sa thải 10.000 nhân viên
-
Công ty HAD quốc tế: Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng nhà lắp ghép công nghệ Nhật Bản
-
Đêm tân hôn, chồng trẻ hì hục cả tiếng không thể tìm thấy 'chỗ ấy' của vợ
-
Gần 5.000 khách hàng tham quan sự kiện “trình làng” dự án bất động sản của Novaland