Cổ phiếu cần quan tâm ngày 21/8

Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 21/8 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 21/8

GAS: Khuyến nghị theo dõi

CTCK FPT (FPTS)

Trong năm 2014, GAS sẽ tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tốt cả về doanh thu và lợi nhuận. Nhu cầu của các nhà máy điện tiếp tục tăng, các nhà máy ñạm vẫn tiêu thụ khí ổn định.Đồng thời, việc đưa thêm nguồn khí mới Hải Thạch, Mộc Tinh tại bể Nam Côn Sơn, mở rộng thu gom khí tại bể Cửu Long sẽ góp phần nâng cao sản lượng cung cấp khí của GAS.

Tăng giá bán khí trung bình 17% cho điện trong năm 2014. Theo thông báo mới đây của Chính phủ, từ ngày 1/4/2014 tăng giá bán khí cho sản xuất điện (qua hệ thống Nam Côn Sơn) với lượng khí trên mức bao tiêu. Đây là yêu cầu kịp thời và cần thiết bởi ngành khí đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả nhu cầu cao và khả năng thiếu hụt khí trong khi giá bán chưa hướng ñến thị trường cạnh tranh. Việc chuyển hướng này có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp khí, trong đó GAS là doanh nghiệp đầu ngành.

Nhờ lộ trình tăng giá bán ở hầu hết các mảng hoạt động, sẽ giúp tỷ suất lợi nhuận gộp của GAS tăng lên đáng kể từ 26,30% năm 2013 lên 27,4% năm 2014 và tiếp tục tăng trong 3 năm kế tiếp. Dự báo của chúng tôi cho tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính cho cả năm 2014 theo lộ trình tăng giá khí lần 2 (nếu được ghi nhận ngay vào 2014) với 72.627 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 13.591 tỷ ñồng, tương đương EPS 7.172 đồng/cp.

Thu nợ từ EVN, GAS ñã thống nhất với Tập đoàn điện lực (EVN) về giá trị quyết toán khí Nam Côn Sơn, trên cơ sở bao tiêu trong các năm từ 2010-2013 để làm cơ sở ký kết bổ sung hợp đồng và ghi nhận vào lợi nhuận bất thường năm 2014. Với tổng số tiền là 137 triệu USD (tương ứng 2.877 tỷ ñồng). Tiến độ thu tiền sẽ kéo dài trong vòng 2 năm và chia làm 4 đợt thanh toán kể từ thời điểm ký mới phụ lục hợp đồng dự kiến trong thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2014. Như vậy lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 14.741 tỷ ñồng, tương đương EPS 7.779 đồng/cp.

Trong 3 năm tới 2014-2017, nhờ đóng góp từ các dự án mới và giá bán khí tăng, dự báo doanh thu tăng trưởng 6,21%/năm.Từ 2017 trở đi, khi các dự án đi vào hoạt động ổn định, doanh thu ước tính đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,48%/năm. Tăng trưởng dài hạn chúng tôi ước tính cho GAS là 3,76%/năm.

Bắt đầu tham gia vào các dự án thượng nguồn (khai thác khí) mở ra nhiều triển vọng tăng trưởng tốt cho GAS. Gần đây, nhận được sự đồng thuận của PVN về chủ trương cho phép GAS tìm kiếm các cơ hội mua cổ phần, góp vốn vào các mỏ khí (thượng nguồn) như Dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh. Ưu tiên các mỏ đang phát triển hoặc đang khai thác như đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, nhằm tạo nguồn cungkhí ổn định. Đây là định hướng nhằm giúp GAS nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị ngành.

Với giá hiện tại là 114.000 đồng, EPS forward 2014chưa bao gồm thu nhập bất thường ước tính là 7.172 đồng thì P/E forward là 15,89x. Nếu có thu nhập bất thường từ EVN khoảng 69 triệu USD (ghi nhận ½ trên tổng phải thu đến 2013 sau khi đã trừ các chi phí khác còn lại là 137 triệu USD) thì EPS forward 2014 ước tính là 7.779 đồng tương ứng P/E forward đạt 14,65x. Xét theo mức giá thị trường hiện nay vẫn thấp hơn 6,40% so với mức giá hợp lý theo so sánh với EPS forward 7.779 đồng tương ứng ñạt 121.300 đồng/cp, nghĩa là giá cổ phiếu vẫn còn những động lực tăng trong ngắn hạn.

Theo kết quả định giá DCF, giá thị trường đã phản ánh hợp lý giá trị cổ phiếu GAS trong ngắn hạn. Mứcgiá này là sự cân bằng giữa triển vọng khả quan từ kết quả kinh doanh theo lộ trình giá khí mới, tuy nhiên lợi thế này chỉ duy trì trong giai đoạn 2014-2017 cho đến nguồn khí mới tăng dần và thay thế nguồn khí hiện hữu thì tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ chậm lại và tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng không tương ứng với tỷ lệ doanh thu do biên lợi nhuận đa phần được ấn định bởi phí vận chuyển. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư THEO DÕI đối với cổ phiều này.

>> Tải báo cáo

CTD: Khuyến nghị nắm giữ

CTCP Vietcombank (VCBS)

CTD công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2014 với doanh thu thuần tăng 26% yoy đạt 1.622 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 8,6% xuống 7,3% và chi phí QLDN tăng 43% yoy lên 39 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận ròng chỉ tăng nhẹ 8% yoy, đạt 81 tỷ đồng.

Các công trình lớn của CTD hiện nay tập trung ở phân khúc thương mại, khách sạn và công nghiệp, tỷ trọng phân khúc nhà ở chung cư không còn nhiều. Trong quý II/2014, CTD đã thắng thầu một số dự án lớn như Làng Du lịch Đoàn Kết – Hồ Tây (223 tỷ đồng), nhà máy Regina Miracle International – KCN VSIP Hải Phòng có 100% vốn đầu tư Trung Quốc. Giá trị hợp đồng thắng thầu trong năm 2014 của CTD hiện nay đã đạt khoảng 5.000 tỷ đồng cộng với hơn 5.100 tỷ đồng chuyển từ năm 2013, khối lượng công việc của CTD hiện nay là rất lớn do đó khả năng hoàn thành kế hoạch 7.400 tỷ đồng doanh thu là khá cao.

Tham gia vào lĩnh vực hạ tầng, giao thông. Với chiến lược mở rộng sang mảng xây dựng công trình ngầm hạ tầng và dân dụng, CTD hợp tác với Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao Thông 1 (Cienco 1) và CTCP Xây dựng Nền móng và Công trình ngầm Fecon (FCN) thành lập liên doanh chuyên về xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông nhằm đón đầu các dự án lớn theo hình thức BOT trong lĩnh vực hạ tầng ở Hà Nội và TP HCM. Tháng 7/2014, CTD đã góp 129 tỷ đồng thành lập CTCP Đầu tư Hạ tầng FCC tương đương 35% VĐL. Giai đoạn đầu, liên doanh này sẽ làm thầu phụ cho các doanh ngiệp xây dựng nước ngoài, kế hoạch sau 10 năm có thể tự tham gia dự thầu với tư cách tổng thầu. Việc CTD tham gia vào các dự án BOT là phù hợp với xu thế hiện nay do: 1) chủ trương đẩy mạnh xây dựng hạ tầng của Chính Phủ, 2) hoạt động thu phí từ những dự án BOT sẽ đảm bảo nguồn thu nhập đều đặn cho CTD và giảm rủi ro nợ xấu.

Dự án đầu tiên liên doanh FCC tham gia là tuyến đường tránh QL1 đoạn qua thành phố Phủ Lý (Hà Nam). Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, chiều dài 23,3 km với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng trong đó chi phí xây dựng là khoảng 1.600 tỷ đồng.

Cơ cấu tài chính lành mạnh, không có nợ vay. Tình hình tài chính của CTD vẫn rất ổn khi dư tiền mặt 525 tỷ đồng và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là 1.195 tỷ đồng. Công ty không có nợ vay, vốn lưu động chủ yếu được tài trợ bởi VCSH, hệ số Nợ/Tổng tài sản ở mức thấp 45%.

CTD là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Các lĩnh vực xây dựng của Công ty đều đang tiến triển tốt và chúng tôi cho rằng định hướng chiến lược của CTD sang mảng xây dựng hạ tầng cũng khá hợp lý. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu đạt 2.850 tỷ đồng (+26% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 39% kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế đạt 145 tỷ đồng (+18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 48% kế hoạch năm). Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sẽ đạt mức kế hoạch 300 tỷ đồng do ĐHĐCĐ 2014 đặt ra do ngành xây dựng thường có kết quả cao hơn vào những quý cuối năm, EPS forward tương ứng sẽ là 7.120 đồng/cp, P/E forward ở mức 8 lần. Mức P/E này có thể xem là khá hấp dẫn đối với một doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cơ cấu cổ đông của CTD khá cô đặc và tính thanh khoản của cổ phiếu khá thấp. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu CTD.

TDC: Khuyến nghị theo dõi

CTCP Vietcombank (VCBS)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2014, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của TDC lần lượt đạt 443,5 tỷ đồng (+67,99% so với cùng kỳ năm ngoái) và 11,2 tỷ đồng (+28,74% so với cùng kỳ năm ngoái). doanh thu và lợi nhuận quý II tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên do kết quả kinh doanh quý I/2014 quá thấp đã khiến lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty chỉ ghi nhận 520,4 tỷ đồng doanh thu thuần (+ 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái), và bị lỗ 11,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kì năm ngoái đạt 8,4 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu từ hoạt động kinh doanh BĐS đạt 332,3 tỷ đồng (-2,9% so với cùng kỳ năm ngoái), doanh thu từ hoạt động bán thành phẩm đạt 184 tỷ đồng (+16% so với cùng kỳ năm ngoái), doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa đạt 110,8 (-20,8% so với cùng kỳ năm ngoái), doanh thu từ mảng cung cấp dịch vụ tăng đột biến đạt 55,5 tỷ đồng (cùng kì năm trước chỉ đạt 4,5 tỷ đồng).

Tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng tiếp tục suy giảm từ mức 20,2% và 3,3% trong quý I/2013 xuống chỉ còn 18% và 2,5% trong quý II/2014. Trong kỳ, tỷ suất lợi nhuận gộp các hoạt động kinh doanh BĐS, bán thành phẩm đã được cải thiện (quý II/2014 đạt lần lượt 14% và 75%- tăng khá so với quý I/2014 lần lượt là 7,4% và 11,8%), tuy nhiên mức cải thiện này không đủ bù đắp sự sụt giảm về tỷ suất lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng hóa. Hoạt động bán hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh (từ 92,3% cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 15,1% quý II/2014).

Nửa đầu năm 2014, doanh thu hoạt động tài chính đạt 1,1 tỷ đồng (-62% so với cùng kỳ năm ngoái), chi phí tài chính tăng nhẹ (+5,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và đạt 24,9 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đạt 21,8 tỷ đồng (+5% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm 4,2% doanh thu thuần.

Chi phí bán hàng tăng khá (+12% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm tỉ trọng 8,4% doanh thu thuần, trong khi chi phí doanh nghiệp được quản trị khá tốt ở mức 5% doanh thu thuần (-16% so với cùng kỳ năm ngoái).

Cuối quý II/2014, tổng tài sản đạt 5.952 tỷ đồng (+35,3% so với đầu năm) trong đó giá trị hàng tồn kho tiếp tục gánh nặng đối với DN khi chiếm tới hơn 72,6% tổng tài sản đạt 4.321 tỷ đồng (+62,5% ytd), Giá trị khoản phải thu khách hàng giảm nhẹ từ mức 1.261 tỷ đồng xuống còn 954 tỷ đồng (chiếm 16% tổng tài sản), trong đó khoản mục phải thu kế hoạch dài hạn giảm 54% so với đầu năm xuống còn 309 tỷ đồng, khoản mục phải thu kế hoạch ngắn hạn tăng nhẹ đạt 624 tỷ đồng (+13% so với đầu năm).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục ghi nhận giá trị dương 233 tỷ đồng , tuy nhiên giá trị này đã giảm 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái do dòng tiền ra để chi trả cho người bán tăng đáng kể, đạt 596 tỷ đồng (+26,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư khá khiêm tốn, chỉ đạt 766 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2013 là 840 triệu đồng). Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính tiếp tục âm 245 tỷ đồng (trong đó 250 tỷ đồng trả nợ gốc), đây là nguyên nhân chính khiến lưu chuyển tiền thuần của TDC ghi nhận giá trị âm 15 tỷ đồng (cùng kì năm ngoái dương 1,4 tỷ đồng).

Hệ số Nợ/tổng tài sản là 81,75% cao hơn so với mức 71,62% đầu năm 2014 do số dư nợ ngắn hạn của công ty tăng đáng kể, đạt 4.866 tỷ đồng (+54,5% so với đầu năm). Khoản mục phải trả người bán đạt 2.870 tỷ đồng (+2 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 784 tỷ đồng là nợ từ các công ty trong Tổng công ty Becamex. Nếu loại trừ cả khoản mục người mua ứng trước tiền hàng (547 tỷ đồng, +84,8% so với đầu năm), thì nợ ngắn hạn mà công ty phải trả vào khoảng 3.555 tỷ đồng (chiếm 59,7% tổng tài sản).

Nợ vay chịu lãi/tổng tài sản của TDC chỉ ở mức 8% trong đó nợ chịu lãi ngắn hạn là 365 tỷ đồng (chiếm 6,1% tổng nợ), nợ chịu lãi dài hạn là 110,8 tỷ đồng. Vì vậy, hiện nay áp lực chi trả lãi vay của công ty là không đáng kể.

Chúng tôi cho rằng, khả năng cao là TDC sẽ phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2014 và dùng một phần tiền thu được để trả bớt các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tổng số vốn huy động được từ việc trái phiếu này không lớn nếu so sánh với số dư nợ phải trả lãi của DN. Thêm vào đó, dòng tiền thuần từ hoạt động sản suất kinh doanh của công ty không đủ để chi trả khoản nợ gốc và TDC vẫn đang phải kiếm tìm thêm dòng tiền để tài trợ các dự án sắp triển khai. Do đó, chúng tôi khá quan ngại về áp lực trả nợ và áp lực về vốn đầu tư của TDC

TDC đặt kế hoạch năm 2014 khá thách thức với 2.334 tỷ đồng doanh thu (+16,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và 158 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (8,2% so với cùng kỳ năm ngoái). 6 tháng năm 2014, công ty mới hoàn thành được 22,3% kế hoạch doanh thu và đang bị lỗ 11,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. VCBS cho rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ có những chuyển biến tích cực hơn vào quý cuối năm, do: (1) đặc điểm của TDC là phần lớn doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận vào quý cuối năm khi TDC bàn giao các căn biệt thự, nhà phố cho khách hàng (trong những những năm gần đây, 2012 và 2013: quý IV/2012 TDC đạt lợi nhuận sau thuế 137 tỷ đồng, tương đương 86% lợi nhuận sau thuế của cả năm; quý IV/2013, lợi nhuận sau thuế đạt 160 tỷ đồng, tương đương 109% lợi nhuận sau thuế cả năm); (2) công ty có khả năng sẽ mở bán lại dự án đất nền Phú Chánh C, D vào tháng 9/2014 (3) doanh thu quý 2 của doanh thu có sự tăng trưởng đột biến so với quý I, nhiều khả năng là do việc bán hàng tại các dự án Ruby Land, Báu Bàng, Moon river và Uni Town đã tốt trở lại. Tuy nhiên, do chưa có nhiều cơ sở vững chắc, chúng tôi thận trọng dự phóng, năm 2014, doanh thu thuần của TDC chỉ đạt 1.177 tỷ đồng (-29% so với cùng kỳ năm ngoái, 50,4% kế hoạch ), lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng (-27% so với cùng kỳ năm ngoái, 67% kế hoạch).

EPS trailing là 1.236 đồng, EPS forward ước đạt 1.060 đồng.Với mức giá ngày 16.08.2014 là 10.400 đồng/ cổ phiếu, P/E trailing đạt 8,41 lần; P/E forward đạt 9,81 lần - tương đối thấp so với mức trung bình ngành BĐS hiện tại là khoảng 13,x. Mặc dù vậy, sức khỏe tài chính của TDC cho thấy DN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về thiếu vốn, nợ nhiều, gánh nặng hàng tồn kho và cáckhoản phải thu số dư không nhỏ. Do đó chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu TDC.

JVC: PE khá thấp, khoảng 6 lần

CTCKMaybank Kim Eng (MBKE)

Doanh thu tăng chủ yếu nhờ doanh thu mảng phân phối thiết bị y tế (chiếm 80% tổng doanh thu) tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Do ảnh hưởng bởi việc cắt giảm chi tiêu công và các dự án quốc tế tạm ngưng giải ngân, doanh thu 2013 của JVC giảm 22% n/n. 6 tháng đầu năm 2014, một số dự án cũ đã được hoàn tất và ghi nhận doanh thu. Ngoài ra còn có phần doanh thu hợp nhất từ Kyoto Medial Science do JVC sở hữu 100% từ 2/5/2013. Doanh thu mảng liên kết thiết bị y tế (chiếm 18% tổng doanh thu) cũng tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2014.

Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức hơn 28% và tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu giảm nhẹ từ 7,4% trong 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 6,8% trong 6 tháng đầu năm 2014.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng rất mạnh, đến 144,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ: (1)JVC chỉ lỗ 500 triệu từ hoạt động khác trong 6T/14, so với mức lỗ 4,9 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2013; và (2)chi phi lãi vay 6 tháng đầu năm 2014 giảm 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng nợ vay của JVC tại 30/6/2014 là 430,6 tỷ đồng (-6% n/n), tương đương tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu 0,45x. Đáng chú ý hơn, JVC hiện có 113,8 tỷ đồng nợ dài hạn từ nhà cung cấp nước ngoài. Đây có thể là chính sách hỗ trợ trả chậm từ Hitachi (JVC đang là nhà phân phối độc quyền về thiết bị y tế của Hitachi tại VN.

JVC đặt kế hoạch doanh thu 2014 tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mảng KD khác trong 2014 đều khá lạc quan. Tuy nhiên, HĐKD chính là phân phối thiết bị y tế hiện vẫn còn là ẩn số do khách hàng chủ yếu của JVC là các đơn vị sử dụng ngân sách công (75% là các dự án tài trợ từ trái phiếu Chính phủ). Lưu ý, trong 2013 JVC chỉ đạt 4% kế hoạch các dự án này. Mặc dù không loại trừ khả năng JVC có thể hoàn thành KH đề ra, chúng tôi vẫn lưu ý rằng rủi ro là không nhỏ. Nếu đạt kế hoạch, EPS 2014 của JVC sẽ đạt 2.464đ/cp, tương đương PE khá thấp, 6 lần.

KDH: P/B đang ở mức 1,14 lần

CTCKMaybank Kim Eng (MBKE)

KDH đang sở hữu gần 115ha quỹ đất tại quận 2 và quận 9. Đây là quận được xem là sẽ phát triển trong tương lại do (1) cách trung tâm TP. HC chỉ 10km và nằm giữa sân bay quốc tế Long Thành (trong tương lai) và các quận trung tâm, và (2) tuyến đường cao t ốc Long Thành – Dầu Giây đi qua quận 9 sẽ sớm hoàn thành (cuối 2014). Ngoài ra, 90% các dự án của KDH đã hoàn thành việc đền b giải tỏa.

KDH thay đổi chiến lược kinh doanh từ bán nhà biệt thự với giá trên 5 tỷ/căn chuyển qua bán nhà phố khoảng 100-150m2/căn với giá 2 -2,5 tỷ, đây là phân khúc thị trường đang có nhu cầu cao. Ngoài ra công ty được hưởng lợi gián tiếp từ gói kích cầu BĐS 30.000 tỷ, do sẽ thúc đẩy quá trình phát triển hạ tầng tại quận 2 và quận 9. Trong năm 2013, KDH đã chuyển nhượng các dự án chung cư và biệt thự cao cấp cho Vinacapital và Indochina Land (thu về gần 1.000 tỷ đồng) để giảm hàng tồn kho và đảm bảo tài chính cho công ty.

KQKD hợp nhất năm 2013 của KDH sau kiểm toán tiếp tục lỗ 124,5 tỷ đồng, sau khi lỗ 55 tỷ trong năm 2012. Nợ vay dài hạn của KDH tiếp tục tăng thêm 100 tỷ đồng lên 546,6 tỷ đồng cuối năm 2013, trong khi nợ vay ngắn hạn giảm từ 95,4 tỷ đồng xuống còn 16,7 tỷ đồng cuối 2013. Tỷ lệ nợ ròng/VCSH ở mức 49%, khá tốt so với nhiều công ty trong trong ngành BĐS. Tháng 4/2014 cổ phiếu công ty đã được giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ: KDH kế hoạch phát hành riêng lẻ 26,93 triệu cp (+56,25%) trong 2014 với giá 13.500đ/cp. Số tiền dự kiến thu được khoảng 363,5 tỷ đồng được d ng để bổ sung vốn hoạt động của công ty. KDH đã chào bán thành công lượng cổ phiếu này và thu về hơn 363 tỷ đồng nâng vốn điều lệ từ 480 tỷ lên 750 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, cổ đông lớn có nhiều thay đổi, ông Lý Điền Sơn và các công ty quản lý tài sản của Lý gia sở hữu hơn 32%, nhóm các quỹ của Dragon Capital sở hữu 17%, công ty Gamma sở hữu 14,07%, và công ty Á Âu sở hữu 9,9%. Bên cạnh đó, trong năm 2013, KDH cũng tiến hành mua lại 2,13 triệu cồ phiếu quỹ, tổng số lượng cổ phiếu quỹ cuối năm 2013 đạt 4,33 triệu cổ phiếu, giá bình quân khoảng 12.720 đ/cp. Trong Q1/14, KDH đã bán hết lượng cổ phiếu quỹ này với giá bình quân là 15.600 đ/cp

KDH đạt 40,6 tỷ đồng lợi nhuận ròng (6 tháng đầu năm 2013 lỗ 48 tỷ đồng) doanh thu tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 81,8 tỷ đồng. Chủ yếu do KDH chuyển nhượng cổ phần ở 2 công ty con là Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Phước Long (51%) và Công ty TNHH Đô Thị Mê Ga (48,9%). Nhờ đó, thu nhập từ hoạt động tài chính đạt gần 61 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014 so với lỗ khoảng 23 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vay dài hạn của KDH tiếp tục tăng thêm 78 tỷ đồng lên 624,6 tỷ đồng cuối quý I/2014. Tỷ lệ nợròng/VCSH giảm từ mức 53,9% trong quý I/2014 xuống còn 27,6% cuối quý II/2014.

Trong kỳ, KDH đã bán hết cổ phiếu quỹ và phát hành riêng lẻ thành công giúp thặng dư vốn tăng thêm 105,6 tỷ đồng.

Thay đổi Kế hoạch kinh oanh năm 2014 ĐHCĐ của KDH thông qua kế hoạch Doanh thu và lợi nhuận năm 2014 lần lượt là 351 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Tuy nhiên sau kế quả khả quan của 6 tháng đầu năm 2014 (đạt 101,5% kế hoạch lợi nhuận) và thành công của việc chào bán dự án Mega Residence (bán hết 160 căn từ tháng 3-8/2014), KH đã thay đổi tăng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lên lần lượt là 550 tỷ và 100 tỷ đồng.

Fund Elite đã tăng tỷ lệ nắm giữ KDH lên 9,8%. Elite und là 1 quỹ lớn tại Thái Lan có chiến lược đầu tư dài hạn và có tỷ lệ tăng trưởng tốt (tăng 25%/năm trong v ng 14 năm qua). Ngoài ra, trong tháng 4/2014, Cty Tư vấn đầu tư Quản lý Tầm Nhìn Mới vừa nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 15,52% và trở thành cổ đông lớn của KDH (đây là phần sở hữu được chuyển từ công ty BĐS Lý Gia do ông Lý Điền Sơn là chủ tịch). Hiện tại , KDH đã hết room cho sở hữu nước ngoài. Trong khi KDH đang rất cần vốn để phát triển các dự án của mình thì việc nới room nước ngoài nếu được thông qua sẽ là thuận lợi lớn cho KDH trong quá trình tăng vốn.

Cần lưu ý là cổ phiếu KDH đang thuộc diện kiểm soát vì lỗ 2 năm liên tiếp. Hiện P/B của KDH đang ở mức 1,14 lần, P/B trung bình ngành khoảng 1 lần. Ngoài ra, chỉ số Nợ ròng/VCSH khoảng 28% là mức khá tốt trong ngành BĐS.

T.Thúy

{fcomment}