Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị giao dịch gồm: GSP và CTG.
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 12/1 gồm: GSP và CTG. Ảnh: Hứa Chung-TTXVN
Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) đánh giá tích cực và khuyến nghị mua cổ phiếu GSP của Công ty Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế với giá mục tiêu là 11.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng trưởng 25,1%, cắt lỗ khi giá đóng cửa dưới vùng 8.500 đồng/cổ phiếu.
GSP đang Mở rộng đầu tư sang mảng vận tải dầu/hóa chất; theo đó, đã đầu tư thêm 2 tàu dầu/ hóa chất với tổng trọng tải khoảng 40.000 DWT và mở rộng hoạt động sang thị trường Châu Mỹ - Châu Âu.
Cùng với đó, GSP đã tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter vào tháng 9/2021 và tàu Aquarius vào tháng 7/2022. Agriseco Research đánh giá chiến lược mở rộng sang mảng vận tải dầu/hóa chất có nhiều triển vọng trong bối cảnh giá cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh trước những căng thẳng địa chính trị.
GSP cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ giá cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh. Chỉ số Baltic Clean Tanker (chỉ số đại diện cho cước vận tải dầu thành phẩm và hóa chất) đã tăng hơn 50% từ cuối tháng 10 và tăng gấp 3 lần trong một năm qua.
Từ ngày 5/12, sự kiện áp giá trần 60 USD/thùng với dầu Nga và ngăn các công ty bảo hiểm phương Tây cung cấp bảo hiểm cho tàu chở dầu nước này cũng khiến cho cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) giảm 20,9% giá mục tiêu cho CTG còn 32.100 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị mua.
Xét đến những bất ổn kinh tế tiềm ẩn trong năm 2023 và chất lượng tài sản của CTG trong 9 tháng năm 2022, VCSC tăng giả định tỷ lệ nợ xấu và xử lý nợ/ khoản vay gộp trung bình của CTG giai đoạn 2022 - 2026 từ 2,34% lên 2,85%, dẫn đến mức tăng 41,4% tổng dự báo chi phí dự phòng.
Giá mục tiêu mới thấp hơn chủ yếu do giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2022-2026 thêm 23,3% và tăng giả định chi phí vốn chủ sở hữu của CTG từ 13% lên 15,8%, một phần được bù đắp bởi tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023.
Tuy nhiên, VCSC kỳ vọng NIM của CTG sẽ giảm vào năm 2023 cùng với các ngân hàng thương mại nhà nước ckhác. Dư nợ cho vay bán lẻ của CTG tăng 25,6% trong 9 tháng năm 2022 so với mức tăng của BID và VCB lần lượt là 19,5% và 18,9%.
Mặc dù kỳ vọng xu hướng chuyển dịch sang cho vay bán lẻ sẽ tiếp tục vào năm 2023, tuy nhiên, VCSC cũng dự báo NIM giảm 15 điểm cơ bản so với cùng kỳ một phần do giả định rằng CTG sẽ thực hiện gói hỗ trợ tương đương 0,6% tổng dư nợ cho vay để hỗ trợ nền kinh tế (tương tự mức hỗ trợ trong năm 2021 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19).
Tính đến quý III/2022, theo số liệu do ngân hàng cung cấp, số dư trái phiếu doanh nghiệp của CTG là 12,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% dư nợ tín dụng của CTG, với 50% là trái phiếu liên quan đến bất động sản. Các khoản cho vay với chủ đầu tư bất động sản chiếm khoảng 5% dư nợ vay của CTG.
CTG cho biết tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ là 80% và sẽ tập trung tăng tỷ lệ này trong thời gian tới. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-value) trung bình đạt 58%, ngân hàng cho rằng con số này khá thận trọng./.
Nguồn: bnews.vn
-
Mở rộng lòng từ: Hai người bệnh một người nuôi
-
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Người cao tuổi Việt Nam lần thứ VI
-
Doanh nhân Park Chang Min và bí quyết trở thành CEO toàn năng
-
Lần đầu ra quả, cây mít khiến gia chủ đau đầu vì... điều này
-
Biểu hiện chưa từng có: Giá xăng hướng đến mốc cao nhất lịch sử
-
Con đường để chuyển giao quyền lực thành công
-
Làm thủ tục nhập học, nhận thông báo... rớt
-
Việt Nam đối mặt nguy cơ 4 dịch chồng nhau
-
Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương Pháp
-
Chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu giảm vì EU không cấm vận dầu Nga