Kế hoạch đầu tư các siêu thị và trung tâm thương mại của Hà Nội đang bị hoài nghi thiếu hiệu quả và đi vào vết xe đổ của mình khi "lên đời" các chợ thành trung tâm thương mại nhưng ngày càng ế.
23 siêu thị hạng 1, 111 siêu thị hạng 2 và 865 siêu thị hạng ba là kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ mà Hà Nội dự định kêu gọi đầu tư từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, trước tình trạng ế ẩm sau khi lên đời của các chợ thành trung tâm thương mại (TTTM) tại Hà Nội vừa qua đang đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả của kế hoạch và liệu nó có đi vào “vết xe đổ” khi chỉ tăng về số lượng mà ngó lơ sự biến đổi về “chất” cùng phong cách mua - bán mới của người dân và ngành bán lẻ.
Vấp vết xe đổ: Chợ “lên đời” là… ế?
Tại hội thảo bàn về vấn đề bán lẻ Việt Nam trước thời khắc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean mới được Sở Công thương tổ chức, kế hoạch mở các siêu thị, TTTM trên đã được lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đưa ra. Theo giới chức Hà Nội, kế hoạch này nhằm phục vụ cho nhu cầu bán lẻ Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc so sánh kế hoạch này với sự ế ẩm sau quá trình lên đời của các TTTM như Việt Hưng, chợ Hàng Da, Chợ cửa Nam… thì còn nhiều điều đáng bàn.
Trung tâm thương mại Việt Hưng (Gia Lâm) trước kia là chợ Việt Hưng vốn đông khách và sầm uất nhất nhì Gia Lâm, nhưng kể từ khi “lên đời” thành TTTM, nó đã lâm vào tỉnh cảnh ế ẩm hiếm thấy. Các gian hàng chất đầy hàng không khách mua, cầu thang cuốn phải dừng vì không có khách đi, các chị em tiểu thương thay vì bán hàng đã túm 5 tụm ba để buôn chuyện. Theo BQL độ phủ của TTTM này đã kín, nhưng theo ghi nhận thì hiện tượng đầu cơ cửa hàng đã diễn ra và chỉ khoảng 60% cửa hàng mở bán, còn lại đều thông báo: cho thuê cửa hàng nhằm ăn chênh lệch.
Một ví dụ khác là chợ Hàng Da (Cửa Đông – Hoàn Kiếm) cũng mới được xây dựng từ năm 2010 với 5 tầng nổi và 2 tầng hầm tại khu mua sắm sôi động nhất Hà Nội. Tuy nhiên, địa chỉ này cũng nhận được sự thờ ơ của cả các tiểu thương cũng như người dân mua sắm. Khách hàng èo uột, phần đông cửa hàng đóng cửa im lìm.
Cách không xa chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam (Lê Duẩn) được đầu tư với số vốn 280 tỷ đồng với 13 tầng nổi, 4 tầng hầm và mới được đưa vào sử dụng 2 năm trở lại đây. Mặc dù vẫn tên chợ song sự hiện đại chẳng kém các trung tâm thương mại sầm uất khác. Tuy nhiên, dù có tên cũ song chợ này cũng chịu cảnh đìu hiu chẳng kém gì hai TTTM trên, khách hàng ít ỏi, không còn kẻ mua, người bán tấp nập như trước.
Bên cạnh các TTTM có chiến lược phát triển bài bản lâm cảnh ế ẩm, thì 1 số chợ được xây dựng thay thế của Hà Nội cũng lâm cảnh tương tự, tiêu biểu nhất là chợ tạm Ngã tư sở (Thanh Xuân – Hà Nội). Với số vốn hàng chục tỷ đồng cho 800 ki ốt ven sông Tô Lịch nhưng từ khi khai trương năm 2010 nó đã bị khóa cửa đắp chiếu và mới đây phải phá đi để phục vụ cho tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội.
“Các Trung tâm Thương mại nội có tên mới nhưng cung cách mua bán cũ kỹ, lạc hậu. Họ quá trú trọng vào tính thương mại mà bỏ quên tính thị hiếu mua hàng hiện đại. Cách bài trí quầy bán hàng, cách niêm yết giá, cách thanh toán hiện đại và cách người tiêu dùng dạo chơi trong các TTTM. Người tiêu dùng thích các siêu thị BigC hay hay bán lẻ nước ngoài hơn vì đến đó họ không phải mất sức mặc cả; bài trí hàng hóa được thay đổi 3 ngày/lần khiến mọi thứ đều mới với khách hàng, họ không bị bó vào các kiot san sát mà được dạo chơi ngắm nghía các hàng hóa và tự do lựa chọn… Đây là điều mà các chợ, TTTM Việt Nam không làm được hoặc không để ý đến thói quen mua bán mới của người dân thành thị”, khách mua hàng, đồng thời là giảng viên của Đại học Ngoại Thương cho biết.
Ưu tiên cải cách hệ thống cũ
Hiện Hà Nội có khoảng hơn 400 chợ dân sinh, 135 siêu thị và 24 trung tâm thương mại, phần đông trong số siêu thị, trung tâm thương mại này là của Việt Nam. Xét về số lượng, các siêu thị Việt chiếm hơn 90% nhưng về hiệu quả kinh doanh trên mỗi siêu thị thì dường như các siêu thị Việt đang đuối sức. Cụ thể, trong ngành bán lẻ chỉ có duy nhất Big C là DN đóng thuế cao nhất, trong khi DN này cũng chỉ có khoảng 20 siêu thị trên toàn quốc, con số nhỏ hơn nhiều so với các DN bán lẻ Việt Nam.
Chiếm số lượng lớn, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh yếu cộng với việc “lên đời” xong là ế ẩm đã đặt ra câu hỏi lớn về việc thay đổi chính sách phát triển các siêu thị nội có sự đầu tư không ít thì nhiều từ vốn ngân sách. Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan, chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR): Các DN bán lẻ Việt Nam cần tự đổi mới mình từ tầm nhìn hệ thống đến cung cách bày bán cũng như hậu mãi để đuổi kịp các hãng bán lẻ nước ngoài chứ chưa nói đến cạnh tranh với họ.
Còn ông Vũ Minh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: từng chỉ mặt đặt tên những yếu kém các siêu thị, TTTM Việt là yếu từ khâu kết hợp với DN sản xuất đến cung cách bán hàng. “Tỷ lệ chiết khấu thấp nên giá bán cao, các hàng hóa siêu thị Việt đơn điệu và nhiều trung tâm thương mại không khác gì chợ truyền thống về cách bài trí, cách bán và người tiêu dùng chưa yên tâm về chất lượng”
{fcomment}
-
TV The Wall giá hơn 9 tỷ đồng về Việt Nam
-
Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần
-
TVC sở hữu 75,1% vốn tại CTCK Trí Việt
-
Bị đánh toác đầu vì không cho bạn chồng mượn phòng nhậu
-
Trình diễn pháo hoa tại Tháp Bitexco Financial Tower
-
Bán phần mềm diệt virus: Gian nan tìm cách “mời” khách hàng
-
Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ em?
-
Gập ghềnh mua bán, sáp nhập ngân hàng
-
Samsung trình làng Galaxy Z Flip 5G với giá gần 35 triệu
-
Cuộc “tái ngộ” giữa bầu Kiên và ông Trần Đình Long tại phiên phúc thẩm