Khách hàng mua dự án Tincom Pháp Vân bức xúc vì dự án ngừng triển khai, trong khi khách hàng liên lạc thì máy điện thoại chủ đầu tư báo "không liên lạc được".
Chủ đầu tư họ "Hứa"
Nóng lòng muốn có một căn nhà để "an cư", nhiều khách hàng đã phải chấp nhận đi vay tiền ngân hàng, thậm chí đi vay bên ngoài với lãi suất cao để góp vốn xây dựng chung cư với chủ đầu tư, nhưng sau hơn 4 năm đóng tiền góp vốn đến nay, dự án vẫn "bất động" với những chiếc móng đóng cọc sắt hoen gỉ.
Chị Lan Phương - một khách hàng mua nhà tại dự án Tincom Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, ngày 30/5/2011, chị có ký Hợp đồng góp vốn số B2602/TINCOM-PV với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long để mua căn hộ tại dự án Tincom Pháp Vân.
Ngày 30/5/2011, chị Phương đã nộp cho chủ đầu tư hơn 705 triệu đồng theo đúng nội dung hợp đồng góp vốn.
Được biết tiền thì khách hàng đã đóng đủ cho chủ đầu tư, nhưng dự án thì hơn 4 năm nay vẫn dừng ở phần làm móng và đắp chiếu trong suốt một thời gian dài. Do dự án không triển khai đúng tiến độ như trong hợp đồng, nên chị Lan Phương đã nhiều lần làm đơn đề nghị chủ đầu tư chấm dứt hợp động và trả lại tiền cho khách hàng theo đúng điều khoản trong hợp đồng.
Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ hứa trả tiền bằng miệng, còn văn bản hẹn trả tiền của chủ đầu tư thì không ghi cụ thể thời gian trả tiền. Sau nhiều lần yêu cầu, chị Lan Phương mới nhận được một cái hẹn sẽ trả tiền của chủ đầu tư là "muộn nhất sẽ trả vào tháng 10/2013".
"Ngày 31/10/2013 tôi đến Công ty nhưng không gặp được lãnh đạo nào, gọi điện cho ông Thang Văn Lượng - Chủ tịch HĐQT thì không trả lời. Hiện số máy của ông Lượng đã không còn liên lạc được", chị Lan Phương nói.
Chị Phương cũng cho biết, hiện chị không thể liên lạc được với bất cứ lãnh đạo nào của chủ đầu tư. Chị đã đến văn phòng công ty đặt lịch hẹn nhưng vẫn không có hồi âm nào.
"Tôi chỉ mong muốn chủ đầu tư thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Vì dự án đã triển khai không đúng tiến độ nên chủ đầu tư phải trả lại số tiền khách hàng đã góp vốn vào dự án", chị Phương cho hay.
Không chỉ riêng chị Phương, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Tincom Pháp Vân đã nhiều lần phản ánh lên báo chí về việc dự án chậm tiến độ, nhưng chủ đầu tư không chịu thực hiện theo đúng hợp đồng và trả lại tiền đã nộp cho khách hàng.
Phản ánh trên báo GDVN hồi năm 2012, anh Lê Trung Thành - một khách hàng cũng cho biết, anh ký hợp đồng vốn từ tháng 4/2010, nhưng đến thời điểm phản ánh nay dự án vẫn không triển khai.
Vì lý do cá nhân, không có nhu cầu mua nhà tại dự án này nữa, anh Thành đã gửi đơn xin thanh lý hợp đồng góp vốn tới công ty nhiều lần nhưng không nhận được hồi âm.
“Tôi đã đến trực tiếp trụ sở của chủ đầu tư, nhân viên nhận đơn chỉ nói đã gửi đơn của tôi lên ban lãnh đạo nhưng ban lãnh đạo liên tục tắt máy hoặc không nghe máy điện thoại của khách hàng”, anh Thành phản ánh.
Cũng giống trường hợp của anh Thành, chị Huyền Trang - khách hàng mua nhà tại dự án này cũng đang điêu đứng khi số tiền chị vay góp vốn cho dự án qua Công ty Hưng Long lên đến 40% giá trị căn hộ. Theo như chị số tiền trên được thu bằng USD và theo tý giá ngoại tệ thấp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm dự án không hề có dấu hiệu thi công nào. Mỗi khi gọi điện đến Công ty Hưng Long hay chủ đầu tư khách đều nhận được trấn an “đang thi công và sẽ làm tiếp….”.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện dự án này vẫn đang thực hiện phần móng, sắt thép đã hoen gỉ. Trên công trường không có bóng dáng công nhân cũng như máy móc thi công.
Theo thiết kế, dự án gồm 29 tầng cùng với 1 tầng lửng, 2 tầng kỹ thuật và 2 tầng để ô tô với tổng diện tích là 8.369 m2 (trong đó 5787 m2 trong chỉ giới đường đỏ) bao gồm tầng 1 là các dịch vụ tiện ích như nhà trẻ, siêu thị, bể bơi, phòng tập thể thao phục vụ mọi yêu cầu dù là nhỏ nhất của dân cư trong tòa nhà.
Chủ đầu tư bình thản đánh... cầu lông
Tìm đến trụ sở của công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long tại địa chỉ 360 Giải Phóng (Hà Nội), chúng tôi được anh bảo vệ chỉ lên tầng 3 của 1 khu nhà cũ kỹ nhưng trên mái vẫn đề rõ tên dự án Tincom.
Dù chưa hết giờ làm việc nhưng nhân viên đã chơi cầu lông. Ảnh: Châu Anh
Tuy nhiên, tìm hết tòa nhà này chúng tôi đều không thể tìm được công ty nào có tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long. Sau nhiều lần hỏi thăm, chúng tôi được một chị lao công chỉ xuống dãy nhà cấp 4 nằm chơ vơ trên 1 bãi đất trống phía sau khu nhà này.
Điều đáng nói, khi chúng tôi đến văn phòng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long dù mới hơn 4 giờ chiều, nhưng các nhân viên đã ngừng làm việc và sân đánh cầu lông được dựng ngay trước cửa văn phòng.
Khi thấy có khách đến, một nhân viên tự xưng tên Hùng mới dừng chơi cầu lông và đi vào tiếp khách.
Theo anh Hùng, chưa hết giờ làm việc, nhưng nhân viên tranh thủ tập thể thao.
Chúng tôi đặt vấn đề muốn được mua nhà tại dự án, thì anh Hùng liền nhanh nhảu giới thiệu: "Em mua đi, bên anh vẫn đang bán và vẫn còn căn hộ đấy".
Cũng theo anh Hùng vì cô lễ tân đi vắng, nên anh tiếp khách thay, nên các thông tin về dự án anh không nắm được. Anh Hùng cho chúng tôi số điện thoại của một nhân viên tên Trường, được anh Hùng giới thiệu là nhân viên kinh doanh và nắm rõ dự án, nhưng khi chúng tôi liên lạc với anh Trường thì anh này cho biết: "Tôi đã nghỉ việc ở công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long và không còn bán dự án Tincom nữa".
Về thông tin dự án đã dừng xây dựng từ lâu, sắt thép bị hoen gỉ, anh Hùng cho rằng "khách hàng đã lầm", dự án chỉ tạm dừng vì lý do kỹ thuật và vấn đề vốn của chủ đầu tư.
Liên hệ với ông Thang Văn Lượng - Chủ tịch HĐQT công ty thì số máy của ông hiện không liên lạc được. Đây là số máy mà khách hàng cung cấp, số điện thoại này trước đó khách hàng vẫn liên lạc được. Chỉ dừng liên lạc từ tháng 10/2014.
Tại văn phòng của công ty ở địa chỉ 360 Giải Phóng, chúng tôi cũng được các nhân viên cho biết, hiện ban lãnh đạo công ty không ngồi và làm việc ở đây.
Lãnh đạo công ty không liên lạc được, dự án thì ngừng triển khai, nhiều khách hàng như ngồi trên đống lửa vì không biết đòi ai tiền và nhà thì đến bao giờ xong?
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Bùi Quang Hưng - Văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cũng cho biết, trường hợp chủ đầu tư đã huy động vốn của khách hàng mà dự án không triển khai đúng tiến độ thì chủ đầu tư phải trả lại cho khách hàng số tiền gốc và lãi như hợp đồng quy định.
Nếu chủ đầu tư không trả lại cho khách hàng thì khách hàng có quyền kiện chủ đầu tư ra tòa để yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện cam kết trong hợp đồng.
"Trong trường hợp với khách hàng Tincom, hiện mới chỉ là khách hàng ko liên lạc được với chủ đầu tư, chứ chưa xác định chủ đầu tư mất tích hoặc bỏ trốn, vì vậy, bước đầu tiên là khách hàng phải gửi đơn kiện. Sau đó khi có đơn, các cơ quan chức năng sẽ liên lạc với chủ đầu tư để xác minh vụ việc.
Nếu chủ đầu tư mất tích, hoặc ôm tiền bỏ trốn thì khi đó, vụ việc không còn là vụ kiện dân sự nữa, lúc đấy sẽ chuyển sang hình sự vì chiếm đoạt tài sản của người dân", luật sư Hưng cho hay.
Với trường hợp chị Lan Phương, chị cho biết, đang làm việc với luật sư để thực hiện các bước khởi kiện với chủ đầu tư dự án Tincom Pháp Vân.
Theo Tin nhanh chứng khoán
{fcomment}
-
1.143 tân bác sĩ và tân cử nhân y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tốt nghiệp
-
Jennifer Lopez và Ben Affleck chi 50 triệu USD mua dinh thự 'khủng'
-
Lộ thiết kế Mitsubishi Outlander 2021 - thể thao hơn, động cơ mạnh hơn
-
Chủ tài khoản Facebook có lượng tiếp cận cao sẽ phải xác thực danh tính thật
-
Tình mộng mơ trong thơ Thanh Tịnh
-
Nên xem chuyển nhượng dự án là hoạt động kinh doanh bình thường
-
Chân dung nữ tướng đồ hiệu “ngang cơ” Johnathan Hạnh Nguyễn
-
Intel bị lộ kế hoạch ra mắt chipset mới có thể đánh bại M1 Max
-
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần được thực hiện sớm, bảo đảm các yếu tố kinh tế - xã hội
-
Hà Nội khẩn trương hoàn thành xử lý vướng mắc tại bãi rác Sóc Sơn trước 30/11