Dòng tiền nhiều khả năng sẽ lan tỏa sang nhóm cổ phiếu penny trong thời gian tới, đây là nhóm cổ phiếu tích lũy khá lâu trong thời gian qua.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 14/8.
Khả năng nối dài kênh tăng giá ngắn hạn cần kiểm định thêm
(CTCK FPT - FPTS)
Thị trường đã bắt đầu cân bằng trở lại sau hai phiên điều chỉnh đầu tuần, tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng tuy nhiên thì lượng cung hàng ở giá thấp đã giảm đi đáng kể trong ngày 13/8.
Áp lực bán cũng chỉ xuất hiện trong phiên sáng và không thật sự mạnh, chốt phiên cả hai chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index đã lấy lại được sắc xanh khi nhiều cổ phiếu bluechips tăng điểm và thanh khoản được cải thiện.
Diễn biến đáng chú ý của phiên 13/8 là việc HNX-Index đã breakout lên khỏi ngưỡng kháng cự 81 điểm, việc dòng tiền đẩy mạnh vào nhóm cổ phiếu dầu khi và bất động sản đã tạo hiệu hứng lan tỏa sang các nhóm ngành khách nhau, góp phần tăng độ rộng thị trường và cải thiện mạnh xu hướng của chỉ số trong phiên giao dịch buổi chiều.
Như vậy, diễn biến xấu về việc các chỉ số phá vỡ mốc hỗ trợ ngắn hạn mà chúng tô lo ngại vẫn chưa xảy ra và có vẻ như thị trường đang có cơ hội để thoát khỏi trạng thái bế tắc hiện tại. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý rằng kỳ vọng về khả năng hồi phục mạnh hơn của thị trường đang chịu mức rủi ro cao do trạng thái bán ròng mạnh của khối ngoại vẫn tiếp diễn.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoãn Mỹ thì việc huy động vốn của quỹ Market Vectors Vietnam ETF cũng đang gặp khó khăn, trong khi đó thì FTSE VIETNAM ETF có dấu hiệu bị rút vốn và giao dịch discount mạnh. Nếu động thái rút vốn này kéo dài và trở thành xu thế thì sẽ khiến áp lực bán ròng của khối ngoại tiếp tục tăng lên và điều này sẽ có khả năng gây tác động xấu đến diễn biến thị trường chung.
Trong các phiên còn lại của tuần giao dịch, chúng tôi cho rằng thị trường có thể tiếp tục tăng điểm, tuy nhiên khả năng nối dài kênh tăng giá ngắn hạn của các chỉ số vẫn cần được kiểm định thêm. Theo đó, nhà đầu tư vẫn nên quan sát thêm những động thái tiếp theo của khối ngoại, chú ý khu vực 610 điểm của VN-Index và tránh những hoạt động mua đuổi trong phiên.
Vẫn sẽ có một phiên tăng điểm
(CTCK Maritime Bank – MSBS)
Chỉ số VN-Index hồi phục trở lại sau 3 phiên điều chỉnh liên tục trong khi chỉ số HNX-Index 13/8 bứt phá mạnh vượt qua mốc kháng cự 81 điểm. Thanh khoản tiếp tục có xu hướng tăng là một dấu hiệu tương đối tích cực đối với thị trường. Lực cầu gia tăng đáng kể ngay khi chỉ số VN-Index giảm xuống mốc 600 điểm cho thấy đây vẫn là mốc hỗ trợ khá mạnh cho chỉ số này trong ngắn hạn…
Các chỉ báo kỹ thuật chưa cho thấy những tín hiệu rõ ràng khi chỉ báo RSI có xu hướng đi xuống trong khi chỉ báo momentum có dấu hiệu đi lên và đường MACD lại đang vận động đi ngang.
Chúng tôi cho rằng thị trường trong ngắn hạn vẫn sẽ có diễn biến giằng co nhất định; đặc biệt là khi khối ngoại vẫn giữ trạng thái bán ròng đối với nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.
Theo quan điểm của chúng tôi, thị trường phiên giao dịch ngày 14/8 vẫn sẽ có một phiên tăng điểm. Thị trường đang có sự chuyển dịch dòng tiền dần sang những mã cổ phiếu midcaps tăng trưởng và penny đặc biệt là trong những ngành dầu khí, bất động sản, cơ sở hạ tầng…
Rủi ro sẽ tăng lên
(CTCK BIDV - BSC)
Như đã đề cập, dòng tiền đang có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, đồng thời cơ hội trading sẽ xuất hiện ở những mã cơ bản tốt. Và diễn biến 13/8 phần nào giống với nhận định trên. Dòng tiền nhiều khả năng sẽ lan tỏa sang nhóm cổ phiếu penny trong thời gian tới, đây là nhóm cổ phiếu tích lũy khá lâu trong thời gian qua.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên HOSE, tuy nhiên, có vẻ như điều này không ảnh hưởng quá tiêu cực đến thị trường. Chúng tôi chưa nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự bán tháo, có chăng chỉ là áp lực chốt lãi thông thường tại mức giá cao của nhà đầu tư. Xu hướng tăng điểm vì vậy vẫn chưa bị phá vỡ.
Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh rằng, nhà đầu tư không nên quá hưng phấn tại thời điểm này. Khi nhóm cổ phiếu bluechips không còn giữ vai trò dẫn dắt thị trường thì rủi ro sẽ tăng lên. Việc mua bán những mã có cơ bản tốt hoặc có tin tức hỗ trợ sẽ hợp lý trong bối cảnh hiện tại.
Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục cổ phiếu cơ bản của mình, chưa cần bán tháo. Còn nhà đầu tư ưa mạo hiểm thì có thể tiếp tục giải ngân vào những mã có beta cao, nhưng tỷ trọng cố phiếu không quá 70-80% tổng tài sản.
Áp lực bán của ETF sẽ chưa dừng lại
(CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS)
Mở cửa với một sự khác lạ trên sàn HNX khi ngay từ đầu phiên nhóm cổ phiếu dầu khí đã được gom mua mạnh. Có nhiều thông tin được lan truyền khá tích cực với nhóm này nên không khó hiểu vì sao nó lại được mua mạnh như vậy. Thị trường vẫn được đánh giá là đang thiếu sự dẫn dắt nên ở phiên này nhóm dầu khí đã hoàn thành tốt. Nhưng vấn đề là liệu nó sẽ duy trì được bao lâu, hay ở phiên ngày 14/8 sẽ lại là một nhóm khác dẫn dắt, chẳng hạn nhóm Sông Đà hay chứng khoán...
Nhìn chung, tín hiệu từ hai sàn được cho là có sự tích cực cho dù VN-Index chỉ tăng nhẹ. Thanh khoản đã có sự cải thiện nhanh chóng và đây vẫn là yếu tố cần cho sự bứt phá mà thị trường chưa thể có trong thời gian vừa qua. Những nhà đầu tư thận trọng vẫn tiếp tục duy trì sự quan sát cho đến khi yếu tố thanh khoản này đạt được sự hợp lý cho công cuộc bứt phá qua mốc 609 điểm.
Một điểm nữa là khi nhà đầu tư nội tỏ ra hưng phấn thì khối ngoại lại đang miệt mài bán ra. Tiếp tục là một phiên bán ròng mạnh nữa nhưng không quá quan ngại bởi chỉ riêng VIC và KDC đã chiếm trong lượng lớn. Như thế cho thấy sự thoái lui ở phiên này có thể đến từ quỹ khác hơn là do các quỹ ETF. Tuy nhiên, theo cập nhật thì các quỹ ETF đang có dấu hiệu rút tiền, và khi TTCK Mỹ đang có rủi ro giảm điểm thì khả năng % discount sẽ ngày càng gia tăng. Như vậy thì áp lực bán của ETF sẽ chưa dừng lại, và vì thế cuộc chơi nội ngoại này ai sẽ giành phần thắng.
Quan sát biến động của dòng tiền ở các ngưỡng kháng cự
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
VN-Index tiếp tục cho thấy sự nhạy cảm của chỉ số này đối với đường kênh tăng giá khi bật tăng điểm khá tích cực trong phiên với động lực đến từ nhóm các cổ phiếu bluechips của dòng dầu khí và xây dựng – bất động sản.
Mặc dù các yếu tố liên quan đến xung lực tăng điểm của thị trường như thanh khoảng được cải thiện, độ rộng được mở rộng tích cực, tuy nhiên yếu tố bán ròng chốt lời khá mạnh của khối ngoại liên tục trong 7 phiên gần đây là một chỉ báo khá xấu kìm hãm những dự đoán tích cực của thị trường trong các phiên sắp tới.
Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm thận trọng trong giai đoạn này, chờ diễn biến giao dịch của 2 sàn trong các phiên tới để có thể xác định hướng đi của thị trường trong ngắn và trung hạn. Mốc 600 – 610 của VN-Index và 80 – 83.5 của HN-Index là các ngưỡng cần tiếp tục quan sát biến động của dòng tiền.
Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi trong giai đoạn này, giữ các cổ phiếu cơ bản tốt, không mở vị thế đối với các mã đầu cơ trong các phiên thị trường tăng điểm.
Khối ngoại bán ròng sớm muộn cũng có tác động rõ ràng
(CTCK MB - MBS)
Mặc dù thị trường đang có diễn biến tích cực khi neo giữ liên tục tại vùng điểm 600, cùng với thanh khoản tốt dần lên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng trong ngắn hạn. Đặc biệt, việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra gần đây, tập trung vào các cổ phiếu có vai trò trụ cột với chỉ số như VIC, MSN, GAS ... sớm hay muộn sẽ có tác động rõ ràng lên thị trường.
Do vậy, nhà đầu tư nên hạn chế mua vào tại thời điểm này, chờ đợi cho đến khi nhóm nhà đầu tư nước ngoài dừng bán mạnh và theo dõi phản ứng của thị trường tiếp theo đó trước khi có các quyết định đầu tư. Còn đối với nhà đầu tư ưa thích trading liên tục hành động hiện tại nên bán ở cận trên và chặn mua ở cận dưới.
{fcomment}
-
Những cú sốc đè xuống thị trường xe sang
-
Biến động tại AVF: Nguy cơ tan nát một DN thủy sản hàng đầu
-
F0 tử vong sau 1 tháng khỏi bệnh, bác sĩ chỉ dấu hiệu nên khám hậu Covid-19
-
Dung Quang Hà tưng bừng khai trương showroom đồ đồng cao cấp tại Hà Nội
-
Đề xuất Tết Nguyên Đán không được nghỉ bù
-
Hà Nội bất ngờ công bố bản đồ sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm
-
DHM gặp khó bởi giá quặng sắt sụt giảm mạnh
-
Trẻ chưa tiêm vaccine có nguy cơ bệnh nặng gấp 2 lần nếu nhiễm Omicron
-
Mỹ: Lo ngại COVID-19, lòng tin tiêu dùng và doanh số bán nhà giảm
-
Mỹ giúp EU giải bài toán năng lượng