Điều này có nghĩa là virus Sars-CoV2 gây đại dịch trên toàn cầu trong gần 2 năm qua sẽ được coi như virus gây bệnh cúm, luôn tồn tại và gây ra những đợt bùng dịch ở cấp độ khu vực...
Tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng di động ở Miami, Florida, Mỹ hôm 16/12 - Ảnh: Getty/CNBC.
Covid-19 sẽ trở thành một căn bệnh đặc hữu (endemic) sớm nhất vào năm 2024, các nhà điều hành của Pfizer nhận định. Điều này có nghĩa là virus Sars-CoV2 gây đại dịch trên toàn cầu trong gần 2 năm qua sẽ được coi như virus gây bệnh cúm, luôn tồn tại và gây ra những đợt bùng dịch ở cấp độ khu vực.
“Chúng tôi tin rằng Covid sẽ dịch chuyển đến trạng thái bệnh đặc hữu, có thể là vào năm 2024”, Chủ tịch toàn cầu phụ trách mảng vaccine của Pfizer, ông Nanette Cocero, phát biểu trong một cuộc trao đổi với các nhà đầu tư hôm thứ Sáu vừa rồi.
Việc tích trữ vaccine và thuốc đặc trị Covid như thuốc viên uống kháng virus của Pfizer, sẽ trở nên phổ biến khi Covid trở thành bệnh thường gặp.
Theo các nhà khoa học, Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi dân số thế giới đạt đủ miễn dịch nhờ tiêm vaccine hoặc nhiễm rồi khỏi bệnh. Khi đó, số ca nhiễm, nhập viện và tử vong sẽ được giữ trong tầm kiểm soát ngay cả khi virus tiếp tục lưu hành.
“Việc này bao giờ xảy ra và xảy ra như thế nào sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh, mức độ hiệu quả trong việc triển khai vaccine và điều trị bệnh nhân Covid, và việc phân phối bình đẳng vaccine tới những khu vực nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp”, Giám đốc khoa học của Pfizer, ông Mikael Dolsten, phát biểu tại cuộc trao đổi với các nhà đầu tư. “Sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng có thể ảnh hưởng đến diễn biến của đại dịch”.
Ông Dolsten cho rằng thời điểm Covid trở thành bệnh đặc hữu có thể khác nhau tại các quốc gia khác nhau.
“Có vẻ như trong 1-2 năm tới, một số khu vực sẽ chuyển sang mô hình Covid là bệnh thường gặp, trong khi một số khu vực khác vẫn tiếp tục phải xem là đại dịch”, ông nói.
Những nhận định này được các nhà điều hành Pfizer đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đương đầu với một làn sóng Covid mới do biến chủng Delta, trong khi biến chủng Omicron cũng lây lan nhanh. Tại Mỹ, số ca mắc Covid nhập viện trung bình mỗi ngày trong 7 ngày gần nhất đã tăng 4% so với tuần trước đó – Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay. Tốc độ lây nhanh của biến chủng mới cũng khiến một số công ty ở Mỹ tạm dừng kế hoạch trở lại văn phòng để làm việc của nhân viên.
Ở Đan Mạch, Nam Phi và Anh, số ca nhiễm mới do Omicron đang tăng gấp đôi mỗi hai ngày. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày thứ Năm cảnh báo Chính phủ nước này có thể áp thêm các hạn chế để ngăn sự lây lan của Omicron.
Bà Angela Hwang, Chủ tịch phụ trách Pfizer Biopharmaceuticals Group, nói rằng việc tích trữ vaccine và thuốc đặc trị Covid như thuốc viên uống kháng virus của Pfizer, sẽ trở nên phổ biến khi Covid trở thành bệnh thường gặp.
Ngoài ra, theo ông Cocero, Pfizer cho rằng các quốc gia sẽ ưu tiên việc tiêm nhắc lại vaccine Covid hàng năm.
Nguồn: https://vneconomy.vn/pfizer-covid-19-se-tro-thanh-benh-thuong-gap-vao-nam-2024.htm
-
Gói độ Liberty Walk của Nissan GT-R lên tới 1,7 tỷ đồng
-
Croatia sắp gia nhập Eurozone: Cơ hội và thách thức
-
Bóng đèn Vianco Lighting: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
-
Nhân viên công ty con của STT đã được trả lương
-
"Chúa đảo" Tuần Châu đã bán được siêu xe ủng hộ vùng lũ
-
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 14/12
-
Vì sao tượng Phật mạ vàng, dát vàng tại Dương Quang Hà được rất nhiều cơ sở thờ tự lựa chọn?
-
Những tablet 8 inch nổi bật của Asus
-
Hóa chất tẩy dầu công nghiệp LEKAR - Làm sạch ngay mọi chất dầu mỡ trên bề mặt kim loại
-
'Cổ đất' bứt phá ngoạn mục, có nên kỳ vọng?