Chiếc xe nặng 30kg, thân giống tàu ngầm của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể chạy 2.948 km chỉ với một lít xăng.
Chiếc xe tự chế của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giành giải nhất cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu năm 2016.
Tại cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu mới diễn ra tại Hà Nội, chiếc xe tự chế của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã xuất sắc vượt qua 184 đội, giành giải vô địch với quãng đường 9,265 km cùng tốc độ trung bình 26 km/h chỉ tiêu thụ 3,26 cc xăng. Theo tính toán tương đối của máy tính, với một lít xăng, chiếc xe này có thể chạy được 2.948 km trong điều kiện lý tưởng.
Đội trưởng Bùi Ngọc Cẩn (sinh viên năm 3 Khoa Chế tạo ô tô) cho biết, trong 5 lần tham dự cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu, đây là lần thứ 2 đội đua của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đoạt ngôi vô địch. Lần trước chiếc xe chạy được gần 1.000 km với chỉ một lít xăng, lần này đội đã vượt xa năm ngoái khi giành ngôi vô địch một cách xuất sắc.
Chiếc xe chỉ nặng 30kg, vỏ giống hình tàu ngầm.
Động cơ xe được tháo ra, cắt, gọt nhỏ chỉ bằng 1/3 động cơ ban đầu. Động cơ xe được chế từ động cơ xe máy Wave 110.
Thầy giáo Ngô Quang Tạo, người hướng dẫn đội đua của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết sau, khi nhận được động cơ nguyên bản của dòng xe Wave 110, toàn đội gồm thầy Tạo và 7 sinh viên ngày đêm chế tạo, nghiên cứu.
Sau đó nhóm đưa ra các phương án và chia thành 3 nhóm đề tài. Đề tài thứ nhất là nghiên cứu và thiết kế phần khung vỏ, phần thứ hai là nghiên cứu tính toán và hệ thống truyền lực và phần thứ ba là cải tiến động cơ.
Nhóm đã tính toán dựa trên lý thuyết sao cho tiêu hao nhiên liệu thấp nhất. Sau đó bước vào thử nghiệm. Đây là giai đoạn khó nhất và liên quan đến trang thiết bị vật tư. Để có kết quả tốt, phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và mỗi lần thử nghiệm lại phải tìm các chi tiết khác, mua mới, thay đổi kích thước hình học, thông số để cho ra thông số mới tối ưu.
Theo thầy Tạo, phần vỏ xe lấy ý tưởng từ hình dạng của một chiếc tàu ngầm. Để chế tạo ra chiếc vỏ đẹp thì khuôn phải đẹp. Việc tạo ra khuôn đã chiếm mất hơn một tháng của nhóm. Có khuôn, nhóm chỉ mất 2 ngày để tạo ra vỏ xe mỏng 1,5 mm.
Khi chạy, chiếc xe không phải nổ máy liên tục trên cả quãng đường mà chỉ nổ máy lên rồi tắt đi, xe sẽ chạy theo quán tính. Để cho xe chạy được theo quán tính dài thì lực cản trên toàn bộ ở chiếc xe phải nhỏ nhất, từ ma sát ở các ổ lăng, cản lăng ở bánh xe với mặt đường, đến cản không khí với vỏ xe. Người lái xe cũng phải nhẹ cân.
Nguyên lý vận hành của xe trong quá trình thi là nổ máy lên, tăng tốc để xe chạy được quãng đường xa nhất. Quãng đường một vòng thi là 1,2 km, chỉ đề 2 lần, mỗi lần đề khoảng từ 3 đến 4 giây.
Trong quá trình chế tạo, chạy thử nghiệm, nhóm thầy trò trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu chế tạo vỏ xe để đảm bảo khí động học cho xe.
Bánh với lốp trơn phải nhập bên Nhật Bản với giá 3 triệu đồng/lốp.
Tất cả động cơ và mọi linh kiện liên quan trong xe đều rất nhỏ gọn.
Với thành tích đạt được, đội Super Cub của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ đại diện cho sinh viên Việt Nam dự cuộc thi lái xe sinh thái ở Nhật Bản vào tháng 10 tới.
Nguồn 24h
-
Microsoft chuẩn bị sa thải 11.000 nhân viên
-
Bộ đôi hot girl phòng gym gây sốt vì chuẩn “từng cm”
-
TDH và Hoàn Lộc Việt mua cổ phiếu phát hành tăng vốn của PPI
-
Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Cổ phiếu nào sẽ hút tiền?
-
Nhiều người vô tư uống nhân trần giải khát hàng ngày mà không biết đến những đại kỵ này
-
Chốt phương án sáp nhập SouthernBank - Sacombank
-
KSH thay cả Chủ tịch và Tổng giám đốc, cổ phiếu tăng trần 11 phiên liên tục
-
Nhà giàu Mỹ đi chợ thời Covid-19
-
Siết tín dụng ngoại tệ: Gửi, vay đều tìm cửa lách
-
Gặt lãi đậm hơn 4.000 tỷ đồng trong 9 tháng, Petrolimex sửa soạn “lên sàn“