Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 1/10/2014) thay thế cho Thông tư 60/2012/TT-BTC. Thông tư 103 có nhiều quy định mới có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp trong nước, cũng như nước ngoài. Có ba vấn đề có thể có nhiều ảnh hưởng trong Thông tư 103.
Thứ nhất, mở rộng diện đối tượng chịu thuế. Theo Thông tư 103, một doanh nghiệp ở nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, nhưng có hoạt động phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua một tổ chức Việt Nam cũng có thể nằm trong diện chịu thuế nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ, một công ty nước ngoài giao hàng hóa cho một công ty ở Việt Nam để phân phối, trong đó công ty nước ngoài vẫn nắm quyền sở hữu, hoặc chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, hoặc vẫn có quyền ấn định giá bán hàng hóa, thì công ty nước ngoài sẽ phải chịu thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh này.
Tương tự, nếu công ty nước ngoài ủy quyền cho một công ty Việt Nam thực hiện một số dịch vụ, song công ty nước ngoài chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ, hoặc có quyền ấn định giá phí dịch vụ, thì công ty nước ngoài cũng sẽ thuộc diện chịu thuế nhà thầu nước ngoài. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng nằm trong diện chịu thuế nhà thầu nước ngoài.
Như vậy, một công ty Việt Nam được ủy quyền phân phối, hoặc thực hiện dịch vụ, hoặc thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài có thể phải kê khai và tính thuế nhà thầu nước ngoài thay cho công ty nước ngoài – điều mà trước đây họ chưa phải thực hiện, do hoạt động này không được đề cập trong Thông tư 60.
Quy định này sẽ mở rộng đáng kể đối tượng chịu thuế nhà thầu nước ngoài so với quy định hiện hành. Với quy định này, các công ty cả nước ngoài và Việt Nam cần rà soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng ký sau ngày 1/10/2014, đặc biệt là về nghĩa vụ và rủi ro với hàng hóa, để tránh rủi ro bỏ sót không kê khai và nộp thuế cho những hợp đồng lẽ ra thuộc diện chịu thuế.
Thứ hai, không đánh thuế hoạt động bán hàng có kèm bảo hành, nhưng không kèm dịch vụ. Thông tư 103 quy định không đánh thuế nhà thầu nước ngoài nếu bên bán có nghĩa vụ bảo hành, nhưng chỉ giao hàng và chịu chi phí, rủi ro đến cửa khẩu Việt Nam.
Như vậy, nếu bên bán nước ngoài chỉ đơn thuần cung cấp hàng hóa đến cửa khẩu Việt Nam theo các điều kiện, ví dụ FOB hay CIF và không thực hiện bất kỳ hoạt động hoặc dịch vụ gì liên quan ở Việt Nam, thì kể cả trường hợp hợp đồng có điều khoản bảo hành, bên bán đó sẽ không phải chịu thuế nhà thầu nước ngoài.
Quy định này đã giải quyết được một vấn đề đang gây nhiều tranh luận lâu nay là cho dù trong trường hợp hợp đồng chỉ có điều khoản bảo hành và không kèm thêm bất kỳ dịch vụ nào, bên Việt Nam vẫn buộc phải tính và kê khai thuế nhà thầu cho người bán nước ngoài (có khi lên đến 5% thuế GTGT và 5% thuế TNDN trên cả giá trị hợp đồng), theo một số công văn từ cuối năm 2012 đến nay của Tổng cục Thuế và các cục thuế địa phương.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ quy định miễn trừ trong Thông tư 103 có được áp dụng nếu nhà thầu thực hiện việc bảo hành tại Việt Nam và cũng chưa rõ quy định này có được áp dụng hồi tố lại để điều chỉnh các công văn về bảo hành trước đây của Tổng Cục Thuế hay không. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp mong muốn được làm rõ trong các công văn hướng dẫn tới đây.
Thứ ba, hợp đồng xây dựng, lắp đặt có thể tách riêng giá trị của từng hoạt động. Thông tư 60 trước đây có đưa ra một thay đổi so với các thông tư trước về thuế nhà thầu nước ngoài về trường hợp hợp đồng xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, hoặc máy móc thiết bị đi kèm công trình xây dựng, cả hợp đồng sẽ chịu thuế nhà thầu nước ngoài, với tỷ lệ giá trị gia tăng (GTGT) 30% (trong hầu hết trường hợp tương đương thuế GTGT ấn định là 3%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 2% trên giá trị hợp đồng, bất kể có tách được giá trị của từng hoạt động hay không.
Trong Thông tư 103, tỷ lệ ấn định (2% thuế TNDN và 3% thuế GTGT) trên toàn giá trị hợp đồng trong trường hợp trên (xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, hoặc máy móc thiết bị) sẽ chỉ áp dụng nếu hợp đồng nhà thầu không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh. Chắc chắn, các nhà thầu nước ngoài sẽ thấy quy định trong Thông tư 103 có lợi hơn, vì họ có thể linh hoạt chọn lựa phương án để tiết kiệm thuế nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ, nếu giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị hợp đồng, họ có thể xem xét tách giá trị hợp đồng. Ngược lại, nếu giá trị dịch vụ lớn, việc không tách hợp đồng có thể là một phương án có lợi hơn.
Phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế (Deloitte Việt Nam)/baodautu.vn
{fcomment}
-
Subaru sắp ra mắt thương hiệu phụ 'Wilderness' phục vụ cho tính năng off-road
-
Doanh nhân Việt- Đồng hành trong từng bước phát triển.
-
IPO gắn với niêm yết: đừng để doanh nghiệp ‘nhờn pháp luật’
-
Dự báo 'sốc': Giá Bitcoin sẽ tăng vọt đạt đỉnh 1,2 triệu USD
-
Ông Phạm Nhật Vượng: Từ bất động sản đến “số 1” công nghệ
-
Khi đang uống thuốc, cần tránh tuyệt đối những loại thực phẩm sau
-
Tâm lý được cải thiện, giới đầu tư trở lại gom hàng
-
Cuộc đua nước rút giữa thí sinh điểm cao
-
Ngôi nhà Bắc Bộ tiện nghi như resort
-
Mở bán Dự án căn hộ 8X Plus