Tìm hiểu vai trò của đánh xước inox trong khâu hoàn thiện bề mặt kim loại

Trong quá trình hoàn thiện bề mặt kim loại, đánh xước inox đóng vai trò quan trọng, quyết định độ thẩm mỹ của sản phẩm trước khi đến tay người dùng. Vậy có những cách nào để đánh xước inox? Mài tay thủ công bằng các loại máy mài cơ thông thường có phải giải pháp tối ưu không? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Tại sao phải đánh xước inox?

Nghe tới đánh xước inox, có phải bạn liên tưởng tới điều gì, đó có phải là làm cho bề mặt inox sần sùi, bị xước đi không? Thực tế, đánh xước inox là công đoạn cuối của quá trình đánh bóng thẩm mỹ. Cụ thể chu trình cho hoàn thiện bề mặt kim loại như sau: Đánh bề mặt thô (phá bavia, bazớ); đánh nhẵn (làm nhẵn lại bề mặt sau giai đoạn phá thô); đánh xước inox (xước hairline, tạo thẩm mỹ).

đánh xước inox
Bề mặt kim loại sau khi thực hiện công đoạn đánh xước inox

Khái niệm đánh xước inox còn khá mới mẻ và thường chỉ giới chuyên môn mới biết đến. . Inox hay còn được gọi là thép không gỉ là hợp kim gồm nhiều nguyên tố sắt, kẽm, carbon, niken, crom… 

Độ cứng của inox vô cùng đảm bảo. Inox được sử dụng rộng rãi trong đồ gia dụng, thiết bị thực phẩm và y tế… Do đó, tất cả các sản phẩm được làm từ inox phải có bề mặt thẩm mỹ cực cao đó là độ bóng, hoặc tạo trang trí bằng các vệt xước hairline mới đạt yêu cầu để tung ra ngoài thị trường. Đánh xước inox là tạo các đường xước hairline (theo chiều dọc) trên tấm inox. Điều này vừa giúp sản phẩm sang trọng hơn so với tấm inox thường.

Quy trình đánh xước inox thông thường

Để việc đánh xước inox thông thường, người thực hiện cần làm theo quy trình:

Bước 1: Xóa vết xước sâu (mài thô)

Thường sẽ dùng máy với đai nhám phù hợp để xóa vết xước vô tổ chức trên bề mặt. Tùy vào độ sâu người làm sẽ lựa chọn loại đai tương ứng hoặc các vật liệu mài mòn khác như: bánh nỉ đánh bóng với độ hạt thô.

Bước 2: Làm mịn bề mặt

Đây chính là đánh bóng lại các vết xước còn lại trên bề mặt sau giai đoạn phá thô

Bước 3: Đánh xước inox tạo sọc

Sử dụng máy đánh xước và các loại đai để tạo độ bóng và đường hairline thẩm mỹ. 

Với quy trình trên, các loại máy thường sử dụng là những dạng máy mài cơ đơn giản như máy mài đai nhám hay máy mài 2 đá (máy mài 2 đầu trục); kết hợp với những vật liệu mài mòn quen thuộc như: nhám giáp, bánh nỉ đánh bóng….. Hiện nay với công nghệ mới hiện đại, các loại máy đánh xước inox với nhiều tổ mài liên tiếp ra đời đã khắc phục nhược điểm tốn thời gian của nhiều bước mài tay. 

may-danh-xuoc-inox-4-to-mai
Đánh xước inox bằng máy đánh xước hairline tự động 4 tổ mài

Hiện nay có rất nhiều loại máy trên thị trường, trong đó giới chuyên môn đánh giá cao về máy đánh xước inox 4 tổ mài. Loại máy này cho hiệu quả xử lý bề mặt cao, năng suất vượt trội, bề mặt đồng đều, khi hoạt động thì êm nhẹ, thao tác đơn giản và nhanh chóng. Với 4 tổ mài liên tiếp, thao tác mài đánh xước inox hiện nay không cần đến sức mài tay của con người, chất lượng bề mặt không phụ thuộc vào thao tác mài tay của nhân công.

Nhìn chung, để lựa chọn và sử dụng bạn cần được người chuyên môn hoặc một đơn vị tư vấn kỹ lưỡng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh bóng, LEKAR Group là một lựa chọn uy tín. Đơn vị là một trong những địa chỉ hàng đầu cung cấp tổng thể từ máy móc cho tới các loại vật tư nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu. 

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, LEKAR còn có dịch vụ hoàn hảo. Ngay khi liên hệ, đội ngũ chuyên môn sẽ tìm hiểu và tư vấn cho bạn những lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.

Nếu bạn lo ngại về giá thì LEKAR còn tự tin giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Với việc hoạt động lâu năm trên lĩnh vực cơ khí, LEKAR GROUP là đối tác nhập khẩu quen thuộc của các quốc gia có nền cơ khí công nghiệp phát triển như: Đài Loan, Thái Lan…

Ngoài ra, chúng tôi còn miễn phí tư vấn thử nghiệm công nghệ xử lý bề mặt kim loại, test thử sản phẩm miễn phí. Giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn nhất trước khi quyết định đầu tư. 

LEKAR-GIẢI PHÁP VỀ ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI.