12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM năm 2016

Ngoài ra TP cũng phấn đấu tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt từ 35% trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm 30% GRDP; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 75%; tạo việc làm mới cho 125,000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4.5%; giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Chương trình “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”; tỷ lệ hộ dân TP được cấp nước sạch đạt 100%; tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 8 triệu m2, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17.85m2; tỷ lệ phòng học/10,000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi) đạt 248 phòng học; số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 16 bác sĩ, số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 42 giường; tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp và chất thải y tế đạt 100%; phấn đấu năm 2016 trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).

Theo báo cáo của UBND TP, trong năm 2015, kinh tế TP phát triển đạt mức tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả năm ước đạt 957,358 tỷ đồng, tăng 9.85% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây (năm 2012 tăng 9.2%; 2013 tăng 9.3%; 2014 tăng 9.6%), tăng gần 1.5 lần so với cả nước (GDP cả nước ước đạt 6.68%). GDP bình quân đầu người ước đạt 5,538 USD.

Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt (năm 2015 giảm 0.2% so với tháng 12/2014), đã góp phần cùng cả nước kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 26.89 tỷ USD, tăng 11.3% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 33.75 tỷ USD, tăng 9.4% so cùng kỳ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có chuyển biến, năm 2015 đã cấp phép 566 dự án với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 4.6 tỷ USD, tăng 43% so cùng kỳ

Hạ Vy