12 mẹo đơn giản giúp chữa bệnh trĩ tại nhà

Bổ sung chất xơ: Quy tắc đầu tiên trong điều trị bệnh trĩ là bổ sung thật nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và quả hạch. Chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, làm giảm đau và chảy máu do trĩ. Bạn cũng nên uống nhiều nước để ngăn táo bón.

Sử dụng túi lọc trà: Bạn có thể sử dụng túi lọc trà để làm dịu cơn đau do trĩ ngoại. Chất tanin có trong trà sẽ giúp giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình đông máu để giảm chảy máu tại búi trĩ.

Hạn chế ngồi: Nếu bạn là dân công sở, hãy đứng dậy và đi bộ năm phút sau mỗi giờ làm việc để giảm áp lực ruột gây trĩ. Nếu bạn đi tập gym, hãy tránh các bài tập như đạp xe hay squat. Thay vào đó, hãy chọn các bài tập như đi bộ nhanh để cải thiện chức năng đường ruột.

Vệ sinh bằng nước ấm: Để vệ sinh hậu môn, hãy ngâm mình trong bồn nước ấm, hoặc ngồi trong chậu nước ấm trong tư thế gập đầu gối hết cỡ. Bạn có thể hòa một nhúm muối epsom vào nước trước khi ngâm để sát khuẩn vùng trĩ.

Chườm đá: Trĩ khiến các mạch máu ở hậu môn và ruột sưng và chảy máu, do đó bạn có thể dùng đá lạnh để làm co các mạch máu. Hãy dùng khăn sạch bọc quanh một túi đá, sau đó ngồi lên bọc đá trong khoảng 20 phút để giảm sưng và chảy máu hậu môn.

Giữ vệ sinh hậu môn: Thay vì tắm bằng vòi sen, bạn nên ngâm mình trong bồn tắm để hậu môn cũng được vệ sinh với nước ấm. Tuyệt đối không nên vệ sinh hậu môn bằng xà phòng hoặc các sản phẩm chứa cồn. Sau khi tắm, bạn có thể dùng máy sấy để làm khô hậu môn nhẹ nhàng.

Nằm: Một cách để giảm áp lực lên vùng hậu môn là nằm. Bạn nên nằm ngửa trên ghế sô-pha hoặc trên giường và gập chân lên trong vòng nửa tiếng. Cách này vừa giúp giảm áp lực lên vùng trĩ, vừa giúp cải thiện tuần hoàn máu đến lưng.

Dùng giấy vệ sinh mềm và không mùi: Các loại giấy vệ sinh thơm và nhiều màu sắc chứa các hóa chất có thể gây kích ứng vùng nhạy cảm. Hãy chọn các loại giấy vệ sinh trắng thông thường, không mùi khi bạn cần vệ sinh hậu môn.

Sử dụng sáp dầu: Sử dụng sáp dầu để thoa lên vùng trĩ có thể giúp làm dịu cơn đau do trĩ.

Đại tiện kịp thời: Nhịn đại tiện có thể dẫn đến táo bón. Táo bón trong thời gian dài có thể gây rách hậu môn và thậm chí là trĩ. Hãy đi đại tiện ngay khi cần và để làm được điều này, bạn nên tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, khi bạn không bị vướng bận bất kỳ việc gì khác.

Dùng khoai tây: Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng chườm bằng lát khoai tây có thể giúp làm dịu cơn đau do trĩ. Khoai tây còn có tính làm se, hỗ trợ quá trình co búi trĩ.

Thoa dầu hạt phỉ (Witch hazel): Hạt phỉ rất giàu tanin, giúp làm co các mạch máu tại vùng trĩ. Bạn có thể dùng bông gòn thấm chiết xuất hạt phỉ chưa chưng cất thoa trực tiếp lên vùng trĩ./.

Nguồn VOV