8 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi đang sống trong cơ thể, ai cũng biết sớm kẻo hối hận

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm. Bệnh nhân bị ung thư phổi có tỷ lệ sống sót rất thấp. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi sớm nhất.

Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, kể cả những người không hút thuốc lá. Theo thống kê ở Mỹ, ung thư phổi nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với cả nam giới và phụ nữ. Những người mắc bệnh ung thư phổi có tỷ lệsống sótthấp hơn các dạng ung thư khác, chỉ có 17,7% sống qua 5 năm. Trong khi tỉ lệsống sótở bệnh nhân ung thư ruột là 64,4%, ung thư vú là 89,7%, ung thư tuyến tiền liệt 98,9%.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Chìa khóa để tăng tỷ lệsống sótđối với người mắc ung thư phổi là được chẩn đoán sớm, khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn. Nếu bắt đầu điều trị từ giai đoạn sớm, cơ hôịsống sótcủa bệnh nhân lên tới 55%. Dưới đây là những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người vô tình bỏ qua:

1. Ho kéo dài

Cảm lạnh hoặc các bệnh hô hấp khác sẽ gây ho, nhưng chỉ trong khoảng một hai tuần. Nếu ho vẫn tiếp tục trong một tháng hoặc hơn, thì bạn nên kiểm tra. Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị ốm nhiều lần, và mỗi lần bệnh đều đánh thẳng vào phổi.

2. Thở hoặc khò khè bất thường

Bệnh nhân ung thư phổi thường nhận thấy sự thay đổi về thở. Thở nông hoặc khó thở sau các hoạt động bình thường có thể gợi ý vấn đề.

Tương tự, đừng vội nghĩ thở khò khè là triệu chứng dị ứng trừ khi bác sĩ xác nhận như vậy. Thở khò khè xảy ra khi phổi bị co thắt hoặc tắc nghẽn. Hãy kiểm tra, đặc biệt là nếu gần đây bạn không bị cảm lạnh hoặc dị ứng.

3. Khàn tiếng

Ung thư phổi có thể bắt đầu chèn ép vào dây thần kinh điều khiển thanh quản. Khi đó, giọng nói sẽ bị thay đổi, như là trầm hơn hoặc khàn tiếng. Cần lưu ý nếu sự thay đổi kéo dài quá hai tuần và cho bác sĩ biết về triệu chứng này.

4. Sụt cân không giải thích được

Gần đây bạn bị sụt cân dù không cố gắng? Mặc dù việc giảm cân mà không tốn chút nỗ lực nào có thể khiến bạn phấn khởi, nhưng nó cũng có thể là một vấn đề sâu hơn và cần đánh giá của bác sĩ. Nếu đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác ở đây, thì sụt cân có thể trực tiếp báo hiệu ung thư phổi.

5. Đau lưng

Cuối cùng, một dấu hiệu ít được biết đến của ung thư phổi là đau nhức sâu trong xương hoặc khớp. Nhiều người cảm thấy đau ở lưng hoặc hông, và đau có thể trở nên tồi tệ hơnqua đêmkhi ngủ.

6. Đau ngực

Triệu chứng đau ngực sâu trong phổi, nhất là khi nhấc một vật nặng, ho hoặc cười lớn là dấu hiệu của ung thư phổi. Nếu cơn đau xuất hiện liên tục, đó có thể là dấu hiệu khối u đã phát triển, ép chặt vào các mô và các liên kết thần kinh.

7. Ho ra máu

Ho ra máu hoặc có máu trong đờm không bao giờ là một dấu hiệu tốt. Có thể, nguyên nhân gây ho ra máu chưa chắc là ung thư phổi, nhưng bạn cũng nên gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết. Thông thường, ho ra máu đi kèm các triệu chứng thở dốc, đau ngực, sốt dai dẳng.

8. Luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ ốm vặt

Các triệu chứng mệt mỏi, ốm vặt có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng khi sự suy giảm năng lượng đáng kể đến mức bạn cần rất nỗ lực lớn để tỉnh táo hay làm những công việc thông thường, có thể đó là dấu hiệu của ung thư.

Khi tế bào ung thư phát triển, nó khiến hệ thống năng lượng của cơ thể suy giảm, dẫn tới cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thường xuyên.

Dấu hiệu chứng tỏ ung thư phổi đã chuyển sang giai đoạn di căn:

- Đau xương vùng lưng, hông.

- Hệ thần kinh suy yếu dẫn đến đau đầu, tay chân tê bì, yếu hơn, hoa mắt, chóng mặt... do ung thư di căn lên não hay tủy sống.

- Da nổi khối u, hạch bất thường.

- Vàng da và mắt do tế bào ung thư di căn đến gan.

Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, bụi bặm nên đi kiểm tra sức khỏe phổi định kỳ mỗi 6 tháng để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc lá:

Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

Tập thể dục thường xuyên:

Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:

Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnhtimmạch vành…

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn