Việc điều chỉnh khung giá hàng loạt sân bay là một trong những giải pháp để tích lũy kinh phí sử dụng tái đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng hàng không…
Ngày 14-6, đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết việc đề xuất xem xét điều chỉnh khung giá theo lộ trình từ nay đến năm 2020 đối với hành khách đi tuyến quốc nội tại một số cảng hàng không thuộc các địa bàn có kinh tế phát triển như cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh, Phú Bài là một trong những giải pháp để tích lũy kinh phí sử dụng tái đầu tư phát triển.
Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng hàng không, đủ điều kiện đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho hoạt động bay, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và các hãng hàng không, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội…
Theo ACV, từ năm 2012 đến nay, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, ACV đã tập trung mọi nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng (chủ yếu từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của ACV) để hiện đại hóa hầu hết các cảng hàng không trên cả nước theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà ga T2 Nội Bài đã được xây dựng mới. Ảnh VIẾT LONG.
Bên cạnh đó, nâng công suất khai thác các cảng hàng không của ACV từ 45 triệu hành khách/năm (năm 2012) lên 80 triệu hành khách/năm (năm 2016). Ngoài ra, ACV đã triển khai hàng chục dự án đầu tư xây dựng lớn, như đầu tư xây dựng, mở rộng sân bay Nội Bài; cải tạo và mở rộng Nhà ga quốc nội, Nhà ga quốc tế (Tân Sơn Nhất); Nhà ga hàng khách Cát Bi, khu hàng không dân dụng cảng Thọ Xuân…
“Các dự án trên đều đạt chất lượng theo thiết kế, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, công nghệ hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án đầu tư của ACV đưa vào khai thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế tăng chuyến và mở các đường bay mới đi đến các cảng hàng không của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của hành khách, góp phần thúc đẩy thị trường hàng không Việt Nam phát triển… Vì vậy việc điều chỉnh khung giá là hợp lý...” - đại diện ACV khẳng định.
Trước đó, ACV đề xuất Bộ GTVT xem xét về việc phê duyệt lộ trình điều chỉnh khung giá thu đối với hành khách đi tuyến quốc nội hiện nay theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa quốc nội và quốc tế xuống từ hai đến bốn lần trong vòng năm năm sau cổ phần hóa để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác tài sản.
Tuy nhiên, Trước đó, đại diện một hãng hàng không cho biết phí sân bay đối với các chuyến nội địa của các sân bay nhóm A tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, 2010 là 40.000 đồng/người, năm 2012, 60.000 đồng/người, 2014 là 70.000 đồng/người… Ngoài ra, do hành khách trả nhiều khoản khác nên trong nhiều trường hợp giá vé có thể thấp hơn các khoản thuế, phí. Vì vậy, đại diện hãng này cho rằng cần cân nhắc việc tăng phí và nếu tăng thì phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng phục vụ tại sân bay.
Nguồn 24h
-
IPO Công ty mẹ Vegetexco thu hơn 278 tỷ đồng
-
Khoan nhầm cẳng chân bệnh nhân, bệnh viện Chợ Rẫy nói gì?
-
88 mã chứng khoán trên HNX không đủ điều kiện vay margin trong quý I/2023
-
Ngăn chặn hành vi bắt nạt, quấy rối trên mạng xã hội TikTok thế nào?
-
Nhật Bản hạ dự báo về lạm phát, tăng trưởng kinh tế
-
Doanh nghiệp địa ốc đua nhau tung dự án mới ra thị trường
-
Lập gian hàng ảo, lừa 6 tỷ đồng
-
Ông Nguyễn Xuân Sơn nhận nhiệm vụ tại Tổng cục Năng lượng
-
Xôn xao đại gia miền Tây đeo 50 cây vàng, dát vàng cả xe hơi
-
Đề xuất áp giá sàn vé máy bay trong năm tới, lo khó cho kích cầu du lịch