Chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đã khiến Dự án Khu nhà ở Vĩnh Hoàng sau 10 năm triển khai đến nay vẫn chưa hoàn tất, trong khi theo kế hoạch phải hoàn thành từ 2011.
23 hộ chây ỳ làm chậm cả dự án
Dự án Khu nhà ở Vĩnh Hoàng nằm trên địa bàn 2 hởi điểm năm 2004, Dự án có tên là Khu nhà ở mở rộng Ao Lò Ngói - Ngà Kéo do Handico 7 làm chủ đầu tư và Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khởi điểm Dự án có tên là Khu nhà ở mở rộng Ao Lò Ngói - Ngà Kéo, trên diện tích quy hoạch 101.285 m2. Từ năm 2004, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định 9539/QĐ-UB, giao Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội để “xây dựng công trình công cộng, khu nhà ở di dân tái định cư và một phần được bán để kinh doanh”.
Ngày 23/12/2004, UBND Thành phố Hà Nội lại có Quyết định 9428/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng “Khu nhà ở mở rộng Ao Lò Ngói - Ngà Kéo”. Theo đó, mục tiêu đầu tư là để “xây dựng khu nhà ở tạo quỹ nhà ở phục vụ công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng của thành phố, công trình công cộng và nhà ở kinh doanh; tạo quỹ đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội, công trình công cộng; sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị và góp phần hoàn chỉnh quy hoạch khu vực”.
Theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, sau 10 năm kể từ khi có dự án, đến những ngày cuối tháng 12/2014, quận Hoàng Mai dù rất cố gắng mới giải phóng xong 92% diện tích đất. Còn 23 hộ với diện tích khoảng 7.000 m2 thuộc địa bàn phường Vĩnh Hưng không nhận tiền để bàn giao mặt bằng. Điều đáng nói, diện tích đất của các hộ này đều là đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP, các chủ sử dụng đất hiện tại là nhận chuyển nhượng bằng giấy mua bán viết tay, không qua chính quyền. Trên khu đất của 23 hộ này có 20 hộ xây dựng nhà tạm, 3 hộ để đất trống. Chính vì vướng 23 hộ này, mà tòa nhà CT1I dùng để tái định cư của Thành phố và đoạn đường Lĩnh Nam thuộc lộ giới mở rộng đường của Dự án không thể triển khai xây dựng.
Tính đến nay, Công ty đã xây dựng được 4 tòa nhà từ 19-21 tầng để bàn giao cho Thành phố phục vụ công tác tái định cư. Hiện còn toà CT1I và mở rộng đoạn đường Lĩnh Nam là chưa thực hiện được vì vướng 23 hộ dân này. Đó chính là nút thắt của cả Dự án.
Được biết, 23 hộ này khiếu kiện lên rất nhiều cấp, với quan điểm cho rằng, diện tích đất của họ không nằm trong dự án và họ đòi thỏa thuận đền bù với chủ đầu tư, không theo giá Nhà nước quy định. Tuy nhiên, theo quy hoạch, phần đất của 23 hộ này là phần đất dành cho cây xanh, công trình công cộng, 1/2 mặt cắt đường Lĩnh Nam và xây nhà tái định cư của Thành phố.
Các khiếu nại của họ đã được UBND quận Hoàng Mai và UBND Thành phố Hà Nội trả lời là không có cơ sở. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần gặp gỡ, viện dẫn các văn bản nhà nước để thuyết phục, song các hộ dân vẫn tiếp tục khiến kiện. Và vì thế Dự án sa vào vòng luẩn quẩn: có khiếu kiện thì chưa tiến hành, các cơ quan cấp trên có văn bản trả lời, người dân không chấp thuận, lại khiếu kiện tiếp!
Thành phố đã phải áp dụng chính sách đặc biệt cho việc đền bù. Mặc dù là đất nông nghiệp, theo giá quy định chỉ được đền bù 252.000 đồng/m2, nhưng Thành phố linh động đền bằng 40% giá trị đất ở, giá bồi thường mỗi mét đất lên tới hơn 10 triệu đồng, vậy nhưng các hộ dân vẫn không chấp nhận, đòi phải được thỏa thuận với chủ đầu tư.
Cho đến tận ngày 26/12/2014, UBND quận Hoàng Mai mới tổ chức được cưỡng chế. Cuộc cưỡng chế này huy động một lực lượng hùng hậu gồm 300 công an, gần 400 cán bộ các ban ngành đoàn thể và công nhân viên Công ty Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7. Huy động 4 máy xúc, 6 xe tải, 2 xe khách loại nhỏ, xe cứu thương, cứu hỏa để giải phóng mặt bằng. Đến lúc ấy các hộ dân mới chịu nhận tiền đền bù. Ngay lập tức Công ty bốc dỡ toàn bộ các công trình nhà tạm, huy động công nhân làm gấp rào tôn, cử tổ bảo vệ 24/24 giờ để tránh tái lấn chiếm.
Ông Nguyễn Tuấn Long cho biết, Công ty sẽ sớm tổ chức thi công tòa nhà tái định cư CT1I để có thể bàn giao cho Thành phố trong năm 2016.
Qua vụ việc này, ông Long cho rằng, chính vì các cấp chính quyền buông lỏng quản lý đất đai, để người dân tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp nên mới dẫn đến hệ lụy phức tạp như trên. Những diện tích giải tỏa trước kia dễ dàng hơn nhiều vì không có công trình, giá đền bù cũng thấp hơn. “Chậm giải phóng mặt bằng không những làm đình đốn Dự án, mà còn làm tăng chi phí đền bù, nhất là chi phí cưỡng chế, cũng như giá nguyên vật liệu, nhân công lên cao. Không chỉ có thế, còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Thành phố” ông Long nói.
Nguồn Tin nhanh chứng khoán
-
Ngân hàng ồ ạt tung vốn giá rẻ cuối năm
-
Vì sao cúm A bùng phát bất thường? Phòng ngừa thế nào?
-
Dấu hiệu cho thấy chàng muốn nói "Anh yêu em"
-
Bảo mẫu của Lavie khởi kiện, chia sẻ loạt hành vi gây phẫn nộ của cha mẹ cố diễn viên Mai Phương
-
Dự án điện mặt trời 330MW tại Ninh Thuận lên báo quốc tế
-
“Phụ nữ hoàn toàn có thể làm tốt việc lãnh đạo”
-
Vũ khí 'làm mưa làm gió' trong cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan
-
Con dấu doanh nghiệp vô tri nhưng làm nhiều doanh nghiệp tê liệt
-
Phố Wall đi lên trong phiên giao dịch ngày 27/5, S&P vượt ngưỡng 3.000 điểm
-
Việt Nam giành bảy huy chương Olympic Vật lý châu Á