Theo Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng năm 2015 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực bất động sản đang đứng thứ 3 về thu hút vốn FDI.
Theo đó, trong 9 tháng năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực kinh doanhbất động sảnđứng thứ hai với 11 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 465,5 triệu USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư.
Đáng chú ý trong số này là dự án của Công ty Thành phố Đế Vương (Empire City), có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, do Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd (Anh) đầu tư tại TP.HCM.
Dự án được trao Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 30/6/2015. Theo quy hoạch được duyệt, Dự án có mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên khu đất diện tích khoảng 14,5 ha, nằm dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và ven sông Sài Gòn, thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Đây là dự án FDI bất động sản tỷ USD đầu tiên được cấp phép trong năm 2015. Trong năm 2014 cũng chỉ có 1 dự án bất động sản trên 1 tỷ USD được cấp phép là Dự án Công ty TNHH Dewan International do nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỷ USD với mục tiêu xây dựng, phát triển toàn bộ khu vực bãi biển chính của TP. Nha Trang.
Như vậy, su một thời gian dài "ngủ đông", bất động sản Việt Nam đang quay lại như điểm đến yêu thích trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam thông qua nhiều hình thức.
Ngoài ra, với việc Luật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2014,doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài sẽ được giao đất cho việc đầu tư vào các dự án nhà ở để bán sẽ giúp thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Việt Nam đang tiến hành đàm phán để gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một khi hiệp định được ký kết, đây cũng sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của nềnkinh tếcả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản nói riêng.
Tính chung trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguồn Tin nhanh chứng khoán
-
KLF: Một cổ đông lớn bán hơn 10 triệu cổ phiếu
-
Khi cổ đông chiến lược là... “chiến lệch”
-
Người mua ô tô lần đầu không nên mua xe điện
-
Vàng quay lại mức 39 triệu đồng/lượng
-
Vận tải cần `thuốc` cạnh tranh để giảm cước
-
4 người ở TPHCM tiếp xúc với du học sinh dương tính COVID-19 đều âm tính
-
Gần nửa triệu lao động có chuyên môn thất nghiệp
-
Thêm một năm lỡ hẹn với những kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng
-
Lãi tiền triệu mỗi ngày nhờ trồng nấm
-
Công bố dự án ven sông Nam Phát Riverside