Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Blood Advances, những người bị bệnh hồng cầu hình liềm có tiền sử cơn đau dữ dội và kèm theo bệnh lý nội tạng khác thì có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 trầm trọng.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Lana Mucalo, thuộc Đại học Y Wisconsin (Mỹ), cho biết: “Nghiên cứu đã cho thấy rằng những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm thì có mức độ nguy cơ khác nhau. Những bệnh nhân có tiền sử đau, đồng thời bị các bệnh lý nội tạng đi kèm, cần phải thận trọng hơn trong phòng tránh nhiễm COVID-19 so với những người không mắc các bệnh khác đi kèm". Ông nhấn mạnh: “Điều này cũng có nghĩa là những người bị bệnh hồng cầu hình liềm đến bệnh viện với biểu hiện đau cần được xét nghiệm COVID-19”.
Bệnh nhân mắc hồng cầu hình liềm có tiền sử cơn đau dữ dội có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 trầm trọng.
Bệnh hồng cầu hình liềm là bệnh rối loạn hồng cầu di truyền. Bệnh có thể gây đau dữ dội, tổn thương khớp và nội tạng, và đột quỵ. Nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh nhân hồng cầu hình liềm mắc COVID-19 thì có nguy cơ nhập viện cao hơn so với những người không bị bệnh hồng cầu hình liềm mắc COVID-19.
Dữ liệu trong nghiên cứu mới này được lấy từ SECURE-SCD, là cơ quan đăng ký quốc tế thu thập thông tin về tình trạng nhiễm COVID-19 ở những người bị bệnh hồng cầu hình liềm. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hồ sơ của 750 trẻ em và người lớn trong dữ liệu từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, trong số này có khoảng một nửa là trẻ em. Người lớn có độ tuổi trung bình là 31 tuổi.
Kết quả cho thấy, tiền sử có cơn đau là một yếu tố nguy cơ liên quan tình trạng nhập viện. Những bệnh nhi trước đó đã trải qua trên 2 cơn đau dữ dội thì có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 cao hơn gấp 2 lần bệnh nhi không có cơn đau và cũng tăng 3 lần nguy cơ bị mắc bệnh COVID-19 trầm trọng. Với bệnh nhân người lớn có trên 2 cơn đau dữ dội thì tăng khoảng 2 lần nguy cơ nhập viện vì COVID-19 và 2 lần nguy cơ bị bệnh COVID-19 trầm trọng. Các tình trạng bệnh tim, phổi hoặc thận liên quan đến bệnh hồng cầu hình liềm ở trẻ em thì có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh trầm trọng và nguy cơ nhập viện.
Kết quả cũng cho thấy, khoảng một nửa số bệnh nhân được nghiên cứu đang sử dụng thuốc hydroxyurea. Ở người lớn, thuốc này có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị đau khi mắc COVID-19. Nhưng thuốc không liên quan đến tình trạng tiến triển bệnh COVID-19 trầm trọng hoặc nguy cơ phải nhập viện ở trẻ em hay người lớn.
Mucalo cho biết thêm: “Thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19, các bác sĩ đã lo ngại về việc có nên sử dụng hydroxyurea hay không bởi vì chưa hiểu rõ tác động của thuốc. Hiện giờ chúng ta biết rằng mặc dù hydroxyurea không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19, nhưng nó giúp giảm tỷ lệ các cơn đau ở người lớn mắc bệnh hồng cầu hình liềm, vì vậy những người đang sử dụng hydroxyurea để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm thì không nên ngừng sử dụng thuốc này".
Nguồn SKĐS
-
VHG ước đạt 76 tỷ đồng trong 9 tháng
-
Bốn người đàn ông 'đóng giả' lợn nằm trong thùng xe vượt chốt kiểm dịch COVID-19
-
Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu
-
Thanh toán 50%, sở hữu ngay “căn hộ hoàng gia” giữa lòng Hà Nội
-
Nhiều cơ hội việc làm khi học ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
-
Hành khách có xe miễn phí từ Bến xe Miền Đông mới về tận nhà
-
Suýt mất mạng do bị cua bể cắp
-
Tự làm chất rửa mặt sáng da từ dầu dừa và nước chanh
-
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 29/9
-
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới?