Doanh nghiệp tốn hàng ngàn tỉ đồng nếu phải dán tem lên bia.
Xem xét quy định về dán tem bia; tính toán lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu bia… Các doanh nghiệp (DN) đề nghị như trên tại hội thảo góp ý dự thảo nghị định quản lý, sản xuất, kinh doanh bia do Hiệp hội Bia, rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 12-11 ở Hà Nội.
Dù dự thảo nghị định đã loại quy định về tem bia ra khỏi dự thảo nhưng ông Bùi Trường Thắng, Vụ phó Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), cho biết: Tem bia sẽ được đưa vào đề án đang xây dựng về “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ngành bia” vì đây là mặt hàng thuộc hàng hóa chịu thuế TTĐB, nguy cơ trốn thuế cao, hàng giả nhiều… Còn đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay Chính phủ đã đồng ý với Bộ Công Thương về chủ trương dán tem bia và giao cho Bộ Tài chính thực hiện. Khi biết điều này, các DN đã phản đối.
DN cho rằng dán tem bia gây tốn kém và lãng phí. Ảnh: HTD
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA, nêu: Đầu tư thiết bị để dán tem bia sẽ tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng của DN, chưa kể hơn 2.000 tỉ đồng để mua tem, bảo dưỡng, khấu hao máy móc và quản lý tem hằng năm.
Theo ông Việt, do đặc thù, vỏ bia chai thường được tái chế nên việc dán tem bia sẽ làm tăng khả năng gian lận thương mại qua việc tái sử dụng tem, gây khó cho DN khi vệ sinh chai. Do đó, VBA đề xuất chỉ nên ghi cảnh báo trên nhãn hàng hóa sản phẩm bia cho từng đối tượng sử dụng là đủ.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty Luật S&B, cho rằng mục đích của cơ quan nhà nước cho việc dán tem trên sản phẩm là loại bỏ các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính… Tuy nhiên, vấn đề sản xuất và lưu hành tem giả trên thị trường rất khó quản lý. Việc dán tem còn tạo ra một thủ tục hành chính, đi ngược lại chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của Chính phủ.
Còn ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Tổng Công ty Bia, rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nêu: Nếu dán tem, chỉ riêng bia Sài Gòn sẽ tốn 920 tỉ đồng/năm. Chưa kể DN phải đầu tư cả dây chuyền dán tem mà chẳng may dây chuyền đóng tem gặp sự cố, toàn bộ bia sẽ hỏng, lãng phí kinh khủng!
Về việc tăng thuế TTĐB đối với rượu bia, chủ tịch Sabeco nêu: Nó sẽ gây tác động lớn đến DN và người tiêu dùng, buộc họ phải tìm đến những đồ uống có cồn khác rẻ hơn đi kèm với chất lượng không đảm bảo, dẫn đến nguồn thu cho ngân sách sẽ giảm đi. Theo ông Tuất, năm 2013, toàn ngành bia đã đóng góp cho ngân sách gần 40.000 tỉ đồng. Nếu tăng thuế TTĐB thêm 5% thì ngân sách sẽ giảm thêm 6%. Nếu loại thuế này tăng lên 60%-80%, DN bia sẽ chết.
“Tôi sẵn sàng đối chất, tranh luận với Bộ Tài chính về vấn đề thuế nói chung, trong đó có thuế TTĐB…” - ông Tuất nói.
Sẽ sửa quy định quán bán bia dưới 30 độ C Liên quan đến dự thảo thông tư hướng dẫn quy định về cơ sở kinh doanh bia phải bảo đảm nhiệt độ nơi kinh doanh không quá 30 độ C, ông Trần Nguyên Năm, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nói: “Quy định dưới 30 độ C là dành cho khu vực bảo quản thùng chứa bia chứ không phải cả quán bia. Ban soạn thảo sẽ sửa lại câu chữ để phù hợp hơn với thực tế, tránh gây hiểu nhầm trong dư luận!”. |
Theo 24h
{fcomment}
-
Thay đổi trong tuyển sinh đại học năm nay: Ngăn tình trạng 'hớt váng' thí sinh
-
Usilk City chuẩn bị vận hành cụm tòa nhà CT1
-
Tổng thống Macron tái đắc cử, giới lãnh đạo châu Âu thở phào
-
Hiệp hội vàng gửi văn bản cầu cứu đến Chủ tịch Quốc hội
-
Quản lý công việc trực tuyến nhờ phần mềm CloudOffice
-
Cập nhật mới nhất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 của sinh viên
-
Đài Loan hạ thủy tàu tên lửa lớn nhất
-
Đơn vị cung cấp gói marketing online tổng thể giá “mềm” nhất tại Hà Nội
-
Giá gas tiếp tục 'giảm nhiệt' trong mùa nắng nóng
-
Bão Rai rất mạnh, Nam bộ có hơn 243.000 nhà không an toàn