Bên cạnh tuyến cáp quang APG đang gặp sự cố, cáp quang AAG cũng gặp lỗi kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến internet đi quốc tế hướng qua Singapore và Hồng Kông.
Theo đại diện một nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam, cáp quang AAG đang gặp lỗi kỹ thuật hướng đi Singapore và Hồng Kông. Trong đó, hướng cáp Singapore, AAG gặp sự cố trên nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei). Với hướng kết nối Hong Kong (Trung Quốc), AAG bị lỗi dò nguồn nhánh S1H. Hiện chưa có thông tin về thời gian xử lý và khắc phục các sự cố trên.
Bên cạnh đó, chiều 26/7, cáp quang APG cũng sự cố xảy ra trên phân đoạn S3 (cách cập bờ tại Chongming, Trung Quốc 416km) khiến toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam chạy qua trục chính trên cáp APG đến Hồng Kông, Singapore Malaysia, Nhật Bản bị ảnh hưởng.
Để khôi phục dung lượng tuyến cáp quan trọng này, ngày 28/7, các bên liên quan đã thực hiện phương án cấu hình lại nguồn. Sau khi thực hiện, toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi Hồng Kông, Singapore qua trục chính cáp APG đã được khôi phục. Trong khi đó, lưu lượng đến Nhật Bản, Malaysia vẫn bị ảnh hưởng. Hiện chưa có lịch sửa chữa cụ thể và thời gian khôi phục toàn bộ dung lượng trên tuyến cáp quang này.
Hai tuyến cáp quang AAG và APG cũng gặp sự cố. Ảnh minh họa.
APG và AAG là hai trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế, chiếm phần lớn dung lượng internet Việt Nam đi quốc tế. Việc hai tuyến cáp quang cùng gặp sự cố ảnh hưởng đến chất lượng kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ như YouTube, Google, Facebook.
APG có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, cung cấp băng thông tối đa 54 Tbps. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom.
AAG là tuyến cáp biển được đưa vào vận hành từ hơn 12 năm trước, có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp bắt đầu từ Malaysia và điểm cuối tại Mỹ, nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Nguồn: tienphong.vn
-
Cổ phiếu DIG dậy sóng
-
Các gia tộc giàu nhất nước Mỹ nhiều tiền cỡ nào
-
Alcatel sắp tung smartphone 8 nhân thật, giá hơn 3 triệu đồng
-
Bốn nội dung trong hội thảo về giảm chi phí sản xuất của PMCVietnam
-
Mua tin vi phạm hành chính tối đa là 50 triệu đồng
-
Người phụ nữ này sống trong một căn hộ chỉ có 8 mét vuông! Nhìn vào bên trong ai cũng trầm trồ ngạc nhiên
-
Bộ Xây dựng kiến nghị tăng thuế nơi có sốt đất
-
Apple lần đầu bán ốp lưng kiêm pin dự phòng cho iPhone
-
Honda HR-V 2021 ra mắt với diện mạo mới, sắp về Việt Nam
-
Giá vàng hôm nay (26/10/2019): Có giữ được mốc 42 triệu đồng?