Theo đó, cả Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử thống nhất lịch sử có vai trò quan trọng trong chương trình phổ thông và là nội dung bắt buộc với tất cả học sinh từ tiểu học đến THPT.
Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử cũng thống nhất 3 nội dung cơ bản: Thứ nhất ở tiểu học Lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số ngành khoa học khác chủ yếu là giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.
Ở THCS có hai phương án cần tiếp tục suy nghĩ. Một là để Lịch sử và Địa lý là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp kiến thức giữa hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp và sẽ cần tới 3 cuốn sách. Thứ hai là Sử - Địa tích hợp gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý nhưng phần kiến thức liên quan sẽ tạo thành các chuyên đề liên môn. Học sinh sẽ chỉ có một cuốn sách.
Còn THPT, Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc trong chương trình, không tích hợp vào môn Giáo dục công dân với tình yêu tổ quốc. Những học sinh chọn lịch sử để thi ĐH sẽ học lịch sử nâng cao, đây là môn độc lập. Học sinh không theo lịch sử như định hướng nghề nghiệp sẽ học bắt buộc môn Sử địa với kiến thức cơ bản. Điều này đảm bảo tất cả học sinh sẽ học lịch sử nhưng ở các cấp độ khác nhau.
Tại buổi làm việc, TS Trần Thị Vinh, ĐH Sư phạm Hà Nội, nói: “Theo khảo sát của chúng tôi ở 31 nước, xu hướng của họ ở THPT là tách môn Lịch sử, tích hợp ở tiểu học, THCS có tích hợp một phần nào đó”.
Nguồn Tiền phong Online
-
9 tháng, SHI vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm
-
Lộ thông số camera và dung lượng pin Samsung Galaxy A31 và A41
-
S12 tiếp tục với điệp khúc hoãn cổ tức
-
Chàng trai mua 999 hộp bao cao su để tỏ tình bạn gái
-
Doanh nghiệp địa ốc tung hàng đón sóng cuối năm
-
Bảo hiểm công trình xây dựng, chỉ nhà thầu nhỏ trốn tránh?
-
TP HCM khuyến mãi trong ba tháng để kích cầu
-
Worldstar Land chính thức mở bán Times Tower
-
Có nên may đồng phục cho mệnh giá?
-
Điểm các ôtô số tự động dưới 600 triệu đồng tại Việt Nam