Trong hai ngày 12 và 13-4, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức Tọạ đàm quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi từ Chính quyền điện tử sang Quản trị thông minh - lộ trình cho Tây Ninh” với sự tham dự của các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước.
“Chuyển đổi từ Chính quyền điện tử sang Quản trị thông minh - lộ trình cho Tây Ninh” là tên chủ đề trong buổi Tọa đàm quốc tế được UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức trong 2 ngày 12 và 13/4 vừa qua. Tham dự buổi tọa đàm có sự góp mặt của các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước.
Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, những năm qua, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, chú trọng phát triển công nghệ thông tin vào công tác cải cách hành chính, quản lý, điều hành giúp các cơ quan quản lý đổi mới cách làm việc hiểu quả và minh bạch hơn. Hiện tỉnh đã triển khai phần mềm văn phòng điện tử và hệ thống phần mềm họp không giấy. Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng được 1685 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 2, 190 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 143 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. UBND tỉnh cũng tin tưởng, qua tọa đàm, các chuyên gia sẽ đề xuất giải pháp mô hình quản trị thông minh cho tỉnh Tây Ninh.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả đã trình bày, giới thiệu với các đại biểu tổng quan về mô hình từ Chính phủ điện tử đến quản trị thông minh đề cập đến nhiều lĩnh vực, khía cạnh như: khuôn khổ pháp lý, công nghệ, y tế, giao thông, du lịch, quản lý dân số,…
Trong các bài trình bày, các diễn giải đều dẫn chứng nhiều mô hình về chính quyền điện tử, quản trị thông minh tại các quốc gia trên thế giới như: Hà Lan, Mỹ, Singapore,…. Các diễn giải cũng thẳng thắn đánh giá: Tây Ninh là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để thực hiện mô hình quản trị thông minh nhưng phải giải quyết được những vấn đề mang tính then chốt như: Cơ sở dữ liệu giữa các ngành chưa đồng bộ; Mỗi ngành đầu tư công nghệ thông tin theo nhu cầu riêng của mình; Trình độ công nghệ thông tin của cán bộ còn thiếu và yếu.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc triển khai quản trị thông minh tại Tây Ninh không phải là vấn đề khó nếu như địa phương thực hiện được những vấn đề quan trọng cốt lõi như: Có một tầm nhìn dài hạn, bảo đảm nguồn nhân lực và sự quyết tâm của chính quyền địa phương.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, “công thức” về chính quyền điện tử, quản trị thông minh đều đã có sẵn, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công. Đối với Tây Ninh, với nhiều đặc thù về nhân lực, tài nguyên và xuất phát điểm, việc triển khai chính quyền điện tử cần có lộ trình thích hợp để đạt kết quả cao nhất.
Dự và phát biểu trong buổi tọa đàm, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thẳng thắn nhìn nhận, dù đã bắt đầu triển khai từ nhiều năm qua song vấn đề cải cách hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Đây cũng là dịp để các cơ quan, lãnh đạo địa phương thay đổi trong tư duy để thực hiện các giải pháp đưa tỉnh phát triển.
Để biết thêm về phần mềm văn phòng điện tử quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 04.37545222
Fax: 04.37545223
Website: cloudoffice.com.vn
(Nguồn: vanphongdientu.edu.vn)
-
Dịch đậu mùa khỉ lây lan nhanh ở hơn 20 quốc gia, Việt Nam làm gì để ứng phó?
-
Nga nói kiểm soát Mariupol, Đọ súng dữ dội ở nhà máy Azovstal
-
Thị trường căn hộ Hà Nội: Cung tăng, cầu bình ổn
-
Linh cảm của người mẹ có con gái bị chàng rể sát hại
-
Chi tiết BMW 320i 2020 'giá rẻ' sắp bán tại Việt Nam
-
Ngân hàng tư nhân nhận 'quà lớn' từ Ngân hàng Nhà nước
-
Doanh nghiệp TP. HCM tố khổ vì hóa đơn tính thuế
-
Ông chủ Blackstone “báo đáp” trường cũ
-
Đôi điều về doanh nghiệp và quản trị tài chính
-
Apple đầu tư 1 tỷ USD vào đối thủ của Uber ở Trung Quốc