Lộ trình xóa bao cấp đơn vị sự nghiệp công sẽ như thế nào?

Ngày 7/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập chủ trì cuộc họp về việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Dự thảo Nghị định do Bộ Tài chính trình.

Lộ trình xóa bao cấp đơn vị sự nghiệp công sẽ như thế nào?

Theo Tờ trình của Bộ Tài chính, mục tiêu xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 43 là tạo lộ trình xoá bỏ bao cấp Nhà nước qua giá, phí dịch vụ sự nghiệp công như hiện nay.

Cụ thể, đến năm 2015, mức giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cốđịnh); đến năm 2018 mức giá tính đủ chi phí, tích lũy hợp lý. Đối với giá dịch vụ công không sử dụng ngân sách nhà nước thìđơn vị tự xác định theo nguyên tắc thị trường.

Theo Bộtrưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, trọng tâm thực hiệnđổi mới cơchếtài chính sựnghiệp công làxây dựng giá, phí dịch vụsựnghiệp công theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo sựcạnh tranh bình đẳng giữa cácđơn vịsựnghiệp nói chung, đồng thời chấp nhận giải thểcácđơn vịsự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng VũĐức Đam nhấn mạnh, cần có một thiết chếđể “tạo sức ép” thực hiện việc tự chủđối với các đơn vị sự nghiệp trong bối cảnh vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa quyết tâm thực hiện.

PhóThủtướng VũĐức Đam cũng quan tâm tới việc đảm bảo quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập về biên chế, bộ máy và tiền lương trong khi những quy định về thẩm quyền tuyển chọn, sa thải viên chức của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn vướng với Luật Công chức, viên chức hiện hành.

Phát biểu tại cuộc họp, PhóThủtướng VũVăn Ninh đưa ra yêu cầu đổi mới cơchếtài chính đơn vị sựnghiệp công lậplà đểđảm bảo cung cấp dịch vụcông bằng, nâng cao chất lượng dịch vụsự nghiệp công, sửdụng hiệu quảngân sách Nhànước.

T.Thanh

{fcomment}