Nên thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng

Rất nhiều tài sản đang bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả, nhưng không ai bị xử lý. “Cần phải hình sự hóa tội lãng phí tài sản công khi sửa đổi Bộ luật Hình sự”, ông Đỗ Văn Đương, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất khi đề cập Bộ luật Hình sự sửa đổi dự kiến sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 41 diễn ra trong tháng 9 này.

Nên thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng

Lãng phí trong sử dụng tài sản công luôn gây ra bức xúc tại các kỳ họp Quốc hội cũng như trong dư luận xã hội. Theo ông, lãng phí trong sử dụng tài sản công hiện nay như thế nào?

Nhiều chuyên giakinh tếđã đưa ra ước tính, thất thoát trongđầu tưbằng tiền có nguồn gốc ngân sách nhà nước vào khoảng 20-30%. Còn lãng phí trong sử dụng tài sản công sau khi đã bị thất thoát trong quá trình đầu tư xây dựng là bao nhiêu thì rất khó tính toán, nhưng chắc chắn là vô cùng lớn.

Theo tôi phải xử lý hình sự đối với tội lãng phí, vì không chỉ làm mất tiền, tài sản một lần, mà còn kéo dài rất lâu. Ví dụ, công trình,dự ánhoàn thành không đưa vào sử dụng được, sử dụng chỉ một phần công suất thì ngân sách nhà nước hàng năm vẫn phải chi tiền ra để bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng nên gây ra rất nhiều bức xúc trong xã hội.

Rất khó tính toán giá trị thất thoát, nhưng không khó nhận ra sự lãng phí phổ biến trong thực tế, thưa ông?

Đúng vậy. Ai cũng có thể biết được điều này, vì ở đâu cũng có thể nhìn thấy các loại chợ đầu mối, siêu thị đầu tư xong không có tiểu thương buôn bán; cảng biển đầu tư hàng ngàn tỷ đồng chỉ lưa thưa tàu thuyền cập bến; bênh viện không khai thác hết công suất do thiếu thiết bị, máy móc; trung tâm đào tạo nghề xây xong gần như bỏ đó vì không thu hút được người học; hàng loạt công trình phục vụ cho thể dục, thể thao, văn hóa đang cho thuê kinh doanh nhà hàng, bán bia, cafe do không sử dụng hết công năng…

Đó là chưa kể tới nguồn tài nguyên khác cũng đang bị lãng phí rất lớn đó là đất đai khi mà hàng chục ngàn heta đất thu hồi của người dân để đầu tư các công trình phục vụ xã hội hoặc thương mại, xây dựng khu công nghiệp, nhưng bao năm qua vẫn bỏ hoang, trong khi người dân không có tư liệu sản xuất.

Được biết, ông đã nhiều lần đề nghị, Bộ luật Hình sự sửa đổi dự kiến sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 41 diễn ra trong tháng 9 này?

Theo tôi, Bộ luật Hình sự sửa đổi nên đặt thêm tội lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, có thể quy định, người nào biết rõ dự án, công trình được đầu tư nhưng sẽ không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí từ bao nhiêu tiền trở lên thì phải bị phạt tù trong bao lâu. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với số tiền lãng phí từ bao nhiêu tiền trở lên thì sẽ bị phạt tù bao lâu.

Quá khó để xử lý hình sự với tội danh này vì các công trình, dự án được đầu tư từ tiền có nguồn gốc ngân sách nhà nước đều được thực hiện theo nghị quyết của cấp ủy đảng hoặc HĐND địa phương?

Nghị quyết của cấp ủy hoặc HĐND địa phương chỉ mang tính chủ trương, định hướng, còn xây dựng công trình nào, đầu tư vào dự án nào là do các sở ngành đề xuất; xây dựng phương án đầu tư; tính toán tổng mức đầu tư; bảo vệ tính cấp thiết, sự cần thiết, hiệu quả của dự án, công trình, tức là có cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể, có người chịu trách nhiệm rõ ràng chứ không phải chịu trách nhiệm chung chung.

Trong quá trình tố tụng hình sự, cơ quan điều tra phải làm rõ vai trò, phân hóa trách nhiệm của từng cá nhân trong việc để xảy ra lãng phí và tiến hành truy tố nếu lãng phí ở mức độ nào đó. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện ra có tham ô, tham nhũng thì xử thêm tội tham ô, tham nhũng.

Vấn đề có lẽ không hề đơn giản, vì rất nhiều dự án được thực hiện theo chủ trương, quy hoạch gây ra lãng phí. Đơn cử như chủ trương trồng cao su ở các tỉnh miền núi phí Bắc không hiệu quả, rất lãng phí thì xử lý ai được?

Nếu lãng phí do khách quan thì không xử lý. Ví dụ, trước đây giá cao su trên thị trường thế giới tăng liên tục, nên nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các bộ ngành có chủ trương, chính sách khuyến khích người dân trông cây cao su. Nhưng mấy năm nay, giá cao su giảm mạnh gây ra lãng phí thì không xử lý hình sự. Tương tự như vậy, cũng không thể xử lý hình sự đối với cơ quan xây dựng và ban hành các loại quy hoạch gây ra lãng phí.

Để chấm dứt tình trạng lãng phí do quy hoạch tràn lan, quy hoạch chủ quan, duy ý trí, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Quy hoạch. Khi Luật Quy hoạch có hiệu lực cũng sẽ chấm dứt được chủ trương, chính sách phải phát triển sản phẩm nào đó hay hạn chế sản phẩm nào đó ở khu vực nào đó tương tự như chủ trương trồng cây cao su hiện nay hay trồng cây cà phê trước đây ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nguồn Tin nhanh chứng khoán