Ngày 2/12/2014, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục thẩm vấn các bị cáo và những người có liên quan tội Kinh doanh trái phép và tội Trốn thuế. Tuy nhiên, các văn bản trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử chưa được các cơ quan chức năng trả lời.
Ủy ban Chứng khoán chưa có văn bản trả lời
Trước đó, nhằm làm rõ hành vi kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên, Hội đồng xét xử đã hỏi các cơ quan quản lý xung quanh các quy định về phát hành trái phiếu, đầu tư cổ phần, cổ phiếu, kinh doanh tài chính, đăng ký kinh doanh…
Vào chiều ngày hôm qua (1/12), Hội đồng xét xử đã hỏi đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ACI – HN).
Theo tài liệu của vụ án, Công ty ACI – Hà Nội đã phát hành trái phiếu trị giá 350 tỷ đồng vào ngày 29/7/2010 bán cho Vietbank. Sau đó, Công ty ACI – Hà Nội sử dụng tiền bán trái phiếu và vốn huy động trả cho Công ty Chứng khoán ACBS để mua cổ phiếu ACB.
Đến tháng 11/2010, Công ty ACI – Hà Nội tiếp tục phát hành thêm 6,5 triệu trái phiếu trị giá 650 tỷ đồng bán cho Ngân hàng ACB. Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, Công ty ACI – Hà Nội đã sử dụng để mua cổ phần, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp khác như DaiAbank, Eximbank, CTCP Xi măng Bút Sơn…
Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã khất câu trả lời và hẹn sau khi rà soát lại sẽ trả lời bằng văn bản vào ngày 2/12.
Chiều 2/12, đại diện Ủy ban chứng khoán cho biết sáng nay đã báo cáo lãnh đạo và văn bản trả lời chưa có.
“Tôi không có ý thức trốn thuế”
Về tội Trốn thuế, khai trước tòa, Nguyễn Đức Kiên khẳng định chưa bao giờ có ý thức trốn thuế.
Bị cáo Kiên bị quy kết phạm tội Trốn thuế thông qua việc chỉ đạo lập hợp đồng giữa Công ty B&B và Nguyễn Thúy Hương để chuyển thu nhập từ Công ty B&B sang cho bà Hương nhằm hưởng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân.
Bản án sơ thẩm xác định Kiên đã trốn số thuế là 25 tỷ đồng.
Nguyễn Đức Kiên khai rằng thời điểm 2009, các em trong gia đình muốn kinh doanh vàng nên bị cáo đồng ý cho Nguyễn Thúy Hương ký hợp đồng với Công ty B&B, vừa để cho em gái được đầu tư vừa để hướng dẫn em gái.
Giải thích vì sao không có kỹ quỹ, bị cáo Kiên khẳng định vì là anh em trong gia đình nên việc ký quỹ là không cần thiết. Lãi thì cho em gái hưởng, lỗ thì bị cáo là anh trai sẽ chịu.
Bà Nguyễn Thúy Hương khẳng định, khi ký hợp đồng không phải đặt cọc cho Công ty B&B vì anh trai nói rằng phần đặt cọc để đảm bảo lòng tin nhưng Công ty B&B là Công ty gia đình nên bà không cần đặt cọc. Việc thỏa thuận không phải đặt cọc có ghi trong hợp đồng.
“Anh Kiên giải thích, đây không phải mua vàng về kinh doanh. Tôi chỉ nắm được phần của tôi với Công ty B&B; tôi có ký phụ lục hợp đồng để Công ty B&B thực hiện với bên thứ 3, còn Công ty B&B làm ăn với bên thứ 3 như nào, tôi không nắm được”, bà Hương trình bày.
Bà Hương khai đối tượng kinh doanh là trạng thái vàng và bà không tham gia đặt lệnh mua bán. Từ ngày 1/1/2009 đến 31/12/2009, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác, có 2 lần Công ty B&B làm biên bản thỏa thuận chia kết quả đầu tư. Đợt 1 kinh doanh có lãi, bà Hương được chia 68 tỷ đồng, Cty B&B được 1% của lãi. Sau đó, ngày 31/12/2009 tiếp tục chia kết quả đợt 2 có một khoản đầu tư lợi nhuận 31 tỷ đồng và 3 khoản khác lỗ.
Hội đồng xét xử cũng hỏi giám định viên của Bộ Tài chính về kết quả giám định nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Công ty B&B và Ngân hàng ACB.
Giám định viên nêu rõ căn cứ vào 5 nhóm tài liệu mà cơ quan điều tra cung cấp để làm cơ sở giám định thì đã tiến hành giám định và kết quả nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng giữa Công ty B&B và ACB là 25 tỷ đồng.
Giám định viên cũng nhấn mạnh 2 ghi chú đã được nêu trong kết luận giám định. Thứ nhất, do thuế Thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở toàn bộ chính xác thu nhập tính thuế theo kỳ tính thuế nên số thuế nêu trên không tương ứng với số thuế phải nộp hoặc số thuế phải nộp tăng lên của Công ty B&B.
Thứ hai, số thuế nêu trên có thể thay đổi trong trường hợp phát sinh nghiệp vụ kinh tế khác hoặc thông tin, tài liệu, số liệu khác có liên quan ảnh hưởng đến hợp đồng ủy thác.
Đại diện Chi cục Thuế quận Đống Đa khẳng định hồ sơ kê khai thuế mà doanh nghiệp nộp thì chỉ thể hiện các doanh thu trên hóa đơn. Còn hợp đồng ra sao thì hồ sơ kê khai thuế không yêu cầu nộp hợp đồng nên cơ quan thuế không biết.
Đại diện Chi cục Thuế quận Đống Đa cho rằng cần phân biệt những doanh thu trong hồ sơ kê khai thuế với hợp đồng đang được cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng đang làm rõ về hành vi trốn thuế. Đây là hai phần khác nhau. Hồ sơ kê khai thuế không có phần đang được tiến hành tố tụng.
Theo Tin nhanh chứng khoán
{fcomment}
-
9X bỏ ĐH Nhân văn viết lại giấc mơ từ xe bánh ướt
-
VN-Index có thể tiếp tục hồi phục để thu hẹp dần khoảng cách với mục tiêu 1.400 điểm
-
Tuần qua, tự doanh trở lại mua ròng nhỏ giọt
-
Cẩn trọng khi đầu tư nhà phố xây sẵn ngoại ô Sài Gòn
-
MacBook Pro mới có Wi-Fi 802.11ac chậm hơn MacBook chạy Intel
-
Sáng 21/5: Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khỏe hậu COVID-19
-
Nước điện giải là gì? Thông tin cần biết về nước điện giải
-
Chủ tịch Lotte có thể bị bắt, Lotte VN ảnh hưởng gì?
-
650, 700, 800…
-
Ngành thuế chạy đua với lời hứa giảm thủ tục