Quản lý tài chính cá nhân: Nên bắt đầu từ đâu để có được kết quả kỳ vọng?

Bạn muốn bắt đầu kế hoạch quản lý tài chính cá nhân để giảm bớt những lo lắng, những gánh nặng tài chính sau này nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Đừng lo bởi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, tiết kiệm nhưng không hà tiện.

Kiếm được tiền đã khó song chi tiêu như thế nào với số tiền kiếm được để đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, tiết kiệm… cũng không hề đơn giản. Có những người thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu một tháng vẫn thấy thiếu nhưng cũng có người vẫn có thể hài lòng với mức lương trung bình. Bí mật nằm ở cách chi tiêu, quản lý tiền bạc hay nói một cách hoa mỹ hơn thì đó là quản lý tài chính cá nhân.

Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính, chi tiêu không có nghĩa là sống hà tiện, khổ sở. Thực chất đây là một lối sống khoa học. Giống như làm việc, bạn cần phải có kế hoạch làm việc theo từng ngày, từng tuần, từng tháng, việc nào cấp bách cần ưu tiên trước, việc nào chưa thực sự cần thiết và có thể làm sau. Quản lý tài chính cá nhân là lên những kế hoạch phân bố chi tiêu hợp lý như một khoản chi cố định, khoản để tiết kiệm, khoản để hưởng thụ… Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo cuộc sống hiện tại mà còn là tiền đề để xây dựng tương lai vững chắc, gặt hái thành công.

Mục đích của việc quản lý tiền bạc là để làm chủ cuộc sống và xa hơn là đạt được tự do tài chính, đồng thời giúp mỗi đồng tiền bạn kiếm được có thể sinh sôi thành 2 đồng, 3 đồng hay thậm chí nhiều hơn nữa. Khi bạn làm chủ được tiền bạc, bạn sẽ có thời gian để phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ và có thể tiếp cận tới những cơ hội mà bạn chưa từng nghĩ tới.

Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn:

  • Luôn có nguồn ngân sách dự bị cho những tình huống khó lường trong tương lai như bệnh tật, thất nghiệp…
  • Phục vụ các dự định mua nhà, mua xe, du lịch, du học…
  • Quản lý và hạn chế các khoản nợ
  • Nâng cao mức sống.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bằng cách nào?

Mỗi người có một thu nhập khác nhau, nhu cầu chi tiêu khác nhau nên thực tế, không có một hay vài phương pháp phù hợp với tất cả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo một số cách quản lý tài chính mà nhiều người đã và đang áp dụng thành công như 6 chiếc lọ, 50-30-20…

Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu với một số nguyên tắc quan trọng sau đây.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân

Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được: Thâm hụt thu – chi chính là nguồn gốc của nợ nần. Rõ ràng khi số tiền bạn tiêu bằng hoặc lớn hơn số tiền kiếm được, bạn sẽ không có khoản tiết kiệm nào cả, ngược lại còn có thể phải vay nợ, ảnh hưởng tới những dự định sắp tới.

Có kế hoạch cho tương lai: Đặt mục tiêu dài hạn, ngắn hạn về những điều bạn muốn đạt được sẽ là động lực để bạn cố gắng hơn. Đồng thời, việc này còn giúp bạn dễ dàng quản lý và chi tiêu hơn là chỉ đưa ra những dự định trong đầu.

Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt: Hãy nhớ không để cảm xúc, sự tùy hứng cá nhân tác động tới các khoản chi tiêu đã định, tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đặt ra, kiên nhẫn “tích tiểu thành đại” và linh hoạt, cân chỉnh các phương pháp quản lý tài chính sao cho phù hợp với bản thân nhất.

Phương pháp quản lý tài chính thông dụng

Quản lý tài chính cá nhân

Quy tắc 50/30/20, trong đó bạn sẽ chia thu nhập của mình thành các khoản cụ thể như sau:

  • 50% để chi trả cho nhu cầu thiết yếu: tiền nhà, nhu yếu phẩm, tiện ích, xe cộ, điện thoại…
  • 30% cho những khoản chi tiêu linh hoạt, bao gồm: du lịch, ăn uống nhà hàng, mua sắm và vui chơi…
  • 20% thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư. Để phòng trường hợp bất trắc, mỗi người nên cố gắng dành một khoản tiền nhất định trong số này để trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu trong 3 – 6 tháng trước khi đầu tư vào các khoản ngắn hạn hoặc dài hạn.

Quản lý tài chính cá nhân

Quy tắc 6 chiếc lọ của doanh nhân T.Harv Eker chia thu nhập thành 6 khoản (6 chiếc lọ) với tỷ lệ như sau:

  • Lọ số 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, mua sắm, chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí…
  • Lọ số 2 – 10% đầu tư vào bản thân: đầu tư cho sức khỏe, kiến thức, mối quan hệ và hình ảnh…
  • Lọ số 3 – 10% tiết kiệm dài hạn gồm các chi phí như mua nhà, mua xe, đám cưới, sinh con, nghỉ hưu…
  • Lọ số 4 – 10% tự do tài chính, dùng để góp vốn kinh doanh, đầu tư hay gửi tiết kiệm… để đồng tiền sinh lời, giúp bạn có thu nhập thụ động.
  • Lọ số 5 – 5% cho đi, dùng để làm từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn hơn hoặc tổ chức sinh nhật, mua quà tặng cho người thân, bạn bè…
  • Lọ số 6 – 10% dùng để hưởng thụ, để làm những gì mà bạn hằng yêu thích.

Ngoài 2 phương pháp trên, bạn có thể tham khảo phương pháp dùng sổ ghi chép kakeibo hoặc sử dụng các ứng dụng, phần mềm trên điện thoại để ghi lại những chi tiêu trong ngày.

Quản lý tài chính, tiết kiệm sẽ giúp bạn khoản tiền để dành. Nhưng nếu chỉ dựa vào tiết kiệm, sẽ rất lâu để bạn có thể hoàn thành các mục tiêu. Thay vào đó, bạn nên suy nghĩ cách sử dụng khoản tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả hơn, đó là đầu tư.

Hiện tại, đầu tư chứng khoán đang là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn nhất bởi số vốn đầu tư không quá nhiều, tính thanh khoản cao, lợi nhuận ấn tượng…

Nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này, hãy liên hệ với Passion Investment để được tư vấn chi tiết.

Passion Investment: Uy tín – An toàn – Hiệu quả

Địa chỉ: Tầng 3, tòa FS Gold Season, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0966545553

Email: info@pif.vn

Fanpage: Passion Investment

Website: pif.vn