Tái sử dụng dầu ăn có thể kích hoạt ung thư vú lây lan

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã thử nghiệm dầu ăn lạm dụng nhiệt (đã được hâm nóng đến nhiệt độ cao nhiều lần), trên chuột trong phòng thí nghiệm và thấy rằng nó làm tăng sự phát triển ung thư vú di căn.

Một nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy, tái sử dụng dầu ăn có thể kích hoạt những thay đổi tế bào, thúc đẩy sự phát triển ung thư vú giai đoạn cuối.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã thử nghiệm dầu ăn lạm dụng nhiệt (đã được hâm nóng đến nhiệt độ cao nhiều lần), trên chuột trong phòng thí nghiệm và thấy rằng nó làm tăng sự phát triển ung thư vú di căn .

Các nhà khoa học đã cho tất cả những con chuột thí nghiệm một chế độ ăn ít chất béo trong một tuần. Sau đó, họ cho một số con chuột dùng dầu đậu nành tươi trong 16 tuần trong khi phần còn lại ăn dầu lạm dụng nhiệt thay thế.

Sử dụng dầu chiên nhiều lần tăng nguy cơ di căn ung thư vú.

Để mô phỏng ung thư vú, họ đã tiêm tế bào ung thư vú 4T1 vào xương chày của mỗi con chuột. Những tế bào ung thư vú này có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ di căn cao đến nhiều vị trí xa của cơ thể như hạch bạch huyết, gan và phổi.

Sau 20 ngày tiêm tế bào ung thư, có sự khác biệt đáng chú ý về tốc độ tăng trưởng di căn giữa hai nhóm chuột. Ở những con chuột đã ăn dầu lạm dụng nhiệt, sự tăng trưởng di căn của khối u xương chày lớn gấp bốn lần so với những khối u ở những con chuột ăn dầu tươi. Nhiều khối u phổi tăng gấp đôi, lây lan nhanh và xâm lấn hơn so với nhóm dùng dầu tươi, Giáo sư William G. Helferich, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành khối u. Nếu các tế bào có khả năng xâm lấn các mô xung quanh hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể, các bác sĩ coi bệnh là ác tính. Ung thư vú không chỉ dành riêng cho phụ nữ - mặc dù rất hiếm, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới.

Tỷ lệ ung thư vú ở Hoa Kỳ đã tăng 0,4%/năm trong những năm gần đây. Khoảng 1 trong 8 phụ nữ ở Hoa Kỳ sẽ bị ung thư vú trong suốt cuộc đời của họ và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) ước tính rằng các bác sĩ sẽ chẩn đoán khoảng 268.600 trường hợp ung thư vú xâm lấn mới vào năm 2019. Trong đó sẽ có khoảng 63.000 trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ, đây là một dạng ung thư vú giai đoạn đầu không xâm lấn.

Phụ nữ nên định kỳ chụp quang tuyến vú ở tuổi 45 trở đi.

ACS khuyến nghị rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú nên bắt đầu chụp quang tuyến vú định kỳ hàng năm ở tuổi 45 trở đi. Ngay cả khi một người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, chụp quang tuyến vú có thể giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn đầu, đây là giai đoạn điều trị có khả năng thành công nhất.

Việc hâm nóng lại nhiều lần dầu ăn làm thay đổi thành phần của nó và giải phóng acrolein, một hóa chất độc hại và có khả năng gây ung thư. Tại các nhà hàng hoặc các cửa hàng thực phẩm thường tái sử dụng dầu đậu nành nhiều lần trong việc chiên rán thực phẩm.

Những yếu tố này là nguyên nhân khiến các nhà nghiên cứu tiến hành việc nghiên cứu dầu lạm dụng nhiệt. Mặc dù kết quả là sơ bộ, cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nhưng cũng giúp mọi người hiểu rằng, đây không chỉ là một cơ chế sinh học vốn có mà là một yếu tố về lối sống, thói quen tái sử dụng dầu ăn. Nếu chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ sống sót sau ung thư vú, thì người bệnh và cộng đồng cần phải thay đổi thói quen này.

Acrolein là aldehyde không bão hòa đơn giản nhất, theo danh pháp khoa học là propenal. Đây là một chất lỏng không màu có xỏ lỗ, khó chịu, mùi hăng hắc, mùi chất béo bị đốt cháy như khi dầu ăn đun nóng đến điểm khói của nó. Chất acrolein hình thành do sự phân hủy của glycerin ở nhiệt độ lớn hơn 280oC. Hơi acrolein có thể kích ứng mắt, mũi và đường hô hấp. Nếu tiếp xúc kéo dài có thể gây viêm, hoại tử, loạn sản nhẹ biểu mô mũi, tế bào đáy. Acrolein gây viêm loét, xuất huyết, tăng sản biểu mô đường tiêu hóa. Chất acrolein gây hại cho gan, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

Theo: Dân trí