P2P Lending sẽ được thí điểm triển khai và sớm có khung hành lang pháp lý quản lý là một trong những kết luận quan trọng tại cuộc họp của Chính phủ với NHNN do Phó TT Vương Đình Huệ chủ trì ngày 6/3.
“Quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện”
Hiện nay, P2P Lending đã phát triển và được công nhận ở nhiều nước trên thế giới kể. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng và cũng không cấm (trừ trường hợp được xác định là hoạt động ngân hàng). Đây cũng là lý do dẫn đến sự “bùng nổ” của các công ty P2P Lending ở nước ta từ năm 2017. Hầu hết các công ty này đều đang hoạt động theo dạng thức truyền thống.

Bản chất của P2P Lending là một loại hình dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Theo đó, công ty P2P Lending cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến (Platform) để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động giao dịch giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN Nguyễn Chí Quang, nếu được quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy nền tài chính toàn diện. Đặc biệt khi đã có khung pháp lý, P2P Lending sẽ là giải pháp nhiều lợi ích tại những địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.
Doanh nghiệp nào sẽ vào “Sandbox”?
Sanbox hay Regulatory sandbox là thuật ngữ được áp dụng đối với các khu vực phi tài chính. Tuy nhiên hiện tại, một số nước coi sandbox như một chiếc “hộp cát” rộng hơn, có thêm cả những cơ chế khác nhằm hỗ trợ đổi mới trong lĩnh vực tài chính như trung tâm đổi mới fintech, trung tâm phát triển fintech, trung tâm thúc đẩy fintech…
Sandbox là một cấu thành quan trọng, bổ sung cách tiếp cận thị trường cho các nhà tạo lập chính sách nhằm xử lý vấn đề đổi mới. Riêng đối với lĩnh vực P2P Lending – lĩnh vực chưa có quy định quản lý riêng và cũng không bị cấm ở nước ta hiện nay thì việc nghiên cứu, thí điểm xây dựng bằng cách lựa chọn những doanh nghiệp tiêu biểu để “đưa vào sandbox” là hoạt động cần phải sớm triển khai.
Nước ta đang có khoảng 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending, chủ yếu là theo mô hình truyền thống. Trong số đó, một vài công ty, ứng dụng bước đầu đã tạo được chỗ đứng, uy tín đối với thị trường, khách hàng.
Đơn cử có thể kể đến đó là trường hợp của Mofin. Đây là ứng dụng, công nghệ cho vay ngang hàng được phát triển bởi 3B Group of Technopreneurs, Inc, một công ty tới từ Mỹ. Ứng dụng này cho phép kết nối giữa người đang có nguồn tiền nhàn rỗi với những người đang cần tiền.

Mofin hoạt động hoàn toàn online, không hút tiền nhà đầu tư mà chỉ đơn thuần là nền tảng kết nối. Nhờ tuân thủ nguyên tắc của một nền tảng P2P đích thực, Mofin đang góp phần giúp rất nhiều người đang có nhu cầu trong xã hội (không đủ khả năng hoặc không đủ điều kiện vay qua các tổ chức tín dụng truyền thống) được tiếp cận đến một nền tảng vay văn minh, an toàn và bảo mật.
Hiện chưa rõ doanh nghiệp, ứng dụng nào sẽ được NHNN lựa chọn để thí điểm mô hình P2P Lending chính thức tại nước ta. Tuy nhiên, trước những tín hiệu khả quan trong thời gian vừa qua thì hy vọng sắp tới, thị trường tài chính sẽ có thêm nhiều khởi sắc mới.
Tin nên đọc
-
Giá vàng, USD cùng chững lại
-
Muốn vốn chảy đến mình, doanh nghiệp phải minh bạch
-
Đây là 10 mẫu nhà cấp 4 đẹp nhất năm 2020, chi phí rẻ
-
Giá gas tiếp tục 'giảm nhiệt' trong mùa nắng nóng
-
Chọn mua tôm càng xanh giống cần lưu ý những gì?
-
Giá dầu giảm gần 300 đồng, giá xăng giữ nguyên
-
Lí giải nguyên nhân vì sao Facebook mất follow và cách khôi phục
-
SUS Việt Nam nhà cung cấp thiết bị vệ sinh hàng đầu Việt Nam
-
Brazil từ chối nhận viện trợ của G7 để chữa cháy rừng Amazon
-
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: DN nhỏ và vừa vẫn khó vay vốn