Tổng hợp các khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam

Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam đang chiếm đến 90%, còn lại 10% là các doanh nghiệp lớn. Chính vì quy mô không lớn nên các doanh nghiệp này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Vậy những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là gì? Câu trả lời có trong bài viết sau.

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại 4.0

Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam phát triển. Nền tảng công nghệ phát triển, đa dạng kênh quảng cáo, tiếp thị ra đời giúp doanh nghiệp SME tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

Thói quen tiêu dùng của người Việt cũng đã dần thay đổi, mua bán trực tuyến lên ngôi thay thế dần vị trí của việc mua bán trực tiếp. Nhờ vậy, doanh nghiệp SME có thêm lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

Thuận lợi là vậy, tuy nhiên doanh nghiệp SME tại Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể như sau:

Thiếu vốn

Vốn là vấn đề khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận các khoản đầu tư và nguồn vốn vay từ quỹ, ngân hàng. Không có vốn, các doanh nghiệp khó lòng mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh trì trệ, không tăng trưởng đột phá. 

khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thiếu vốn - Khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Thiếu kinh nghiệm quản lý

Quản lý dòng tiền là vấn đề quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, điều hành tài chính nên không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được.

Đặc biệt, tình trạng phá sản, không thu hồi được vốn diễn ra khá phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ. Thiếu kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính gây ra tình trạng dòng tiền lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh sai lầm

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhạy bén và nắm được các quy luật của thị trường, vì thế rất dễ đưa ra những chiến lược kinh doanh sai lầm. Một chiến lược kinh doanh “lầm đường, lạc lối” có thể khiến doanh nghiệp lao đao, đặc biệt là với doanh nghiệp SME ít vốn, khó quay vòng vốn.

Thiếu vốn - Khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Chiến lược kinh doanh sai lầm khiến doanh nghiệp SME thất bại

Thiếu nhân sự

Bộ máy nhân sự không đủ, không làm việc hiệu quả cũng là khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quỹ lương eo hẹp, thiếu kinh nghiệm quản trị nhân lực khiến nhân tài ra đi… đã trở thành thực trạng chung, đặc biệt là với các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Chưa cạnh tranh hiệu quả

Doanh nghiệp SME chưa đầu tư đúng mức vào việc quảng bá thương hiệu dẫn đến không tạo dựng được lòng tin với khách hàng. Trong thời đại 4.0 hiện nay, Marketing luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu với doanh nghiệp, là tiền đề cho việc bán hàng (sale), vì thế không thể bỏ qua hoặc chi ra quá ít kinh phí.

Đi tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu trên hiện đang là thực trạng chung đối với doanh nghiệp SME tại Việt Nam. Vậy giải pháp nào giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp SME?

Để tháo gỡ khó khăn, trước tiên các doanh nghiệp SME cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Cần xác định được lỗ hổng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

ActionCOACH IBC - Tổ chức huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, thành viên của ActionCOACH Global hợp tác cùng Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ kế hoạch đầu tư phát triển công cụ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP đo lường chính xác 10 lĩnh vực sống còn với doanh nghiệp SME. 10 lĩnh vực đó bao gồm: Bán hàng, Marketing, Chiến lược, Lãnh đạo, Lợi nhuận, Dòng tiền, Nhân sự, Chăm sóc khách hàng, Năng suất làm việc, Điểm cân bằng.

TRUY CẬP MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: smecare.business.gov.vn

http://smecare.business.gov.vn/dgdn/?utm_source=post-web-ibc&utm_medium=xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh

Công cụ tự động đầu tiên tại Việt Nam đo lường và đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Với công cụ tự động nói trên, chỉ trong 5 phút, doanh nghiệp SME có thể tự kiểm tra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, công cụ này hoàn toàn miễn phí, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp tiến hành “kiểm tra sức khỏe”.

Từ kết quả kiểm tra, chuyên gia đến từ ActionCOACH IBC sẽ tiến hành giải thích và tư vấn cho chủ doanh nghiệp. Nhà huấn luyện doanh nghiệp IBC, các Coach sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề và tự tháo gỡ được những khó khăn dựa vào kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực chiến nhiều năm cũng như sự am hiểu thị trường của mình.

khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp ActionCOACH đồng hành giải quyết khó khăn cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ

ActionCOACH IBC dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Nina Nguyễn Yến Nhàn xuất sắc đạt danh hiệu Top 2 Firm khu vực Đông Nam Á. Đây là thành công, cũng là minh chứng cho sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện doanh nghiệp của IBC. Hướng tới mục tiêu “Mọi doanh nghiệp đều được Coaching”, IBC cung cấp đa dạng các khóa học coaching, dịch vụ Coaching hữu ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SME.

Để biết thêm thông tin chi tiết về công cụ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP, cũng như các dịch vụ Coaching của IBC, quý khách xin vui lòng liên hệ:

ActionCOACH IBC – Thành viên của tổ chức huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu thế giới ActionCOACH

Hotline: 089 668 2186
Add: Press CLUB, Tầng 5, 59A Lý Thái Tổ, Hà Nội
Email: info@ibcvietnam.com
Website: ibcvietnam.com
Fanpage: ActionCOACH IBC