Các trường học ở hầu hết các thành phố lớn đã quay trở lại học trực tiếp. Khi giáo dục quay trở lại trạng thái ban đầu, liệu lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) có duy trì đà đầu tư như trước?
Theo dữ liệu từ Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans của Hàn Quốc, đầu tư vào thị trường edtech Việt Nam đang trên đà tăng tốc, với 11 thương vụ, tổng giá trị hơn 108 triệu USD năm 2021. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Đại dịch là một trong những lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận của các quỹ công nghệ đối với thị trường giáo dục. Dẫn đầu các thương vụ edtech lớn nhất năm 2021 là những quỹ lần đầu đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
Đứng đầu danh sách là Tập đoàn giáo dục Equest (dạy tiếng Anh), với khoản đầu tư 100 triệu USD từ quỹ KKR của Mỹ. Ứng dụng học tiếng Anh ELSA cũng đạt được thỏa thuận trị giá 15 triệu USD trong Series B từ Vietnam Investments Group và SIG. Ứng dụng lập trình MindX đã được Southeast Asian Wavemaker Partners rót vốn 3 triệu USD trong vòng Series A.
Sự gián đoạn của giáo dục truyền thống đã tạo điều kiện cho huy động vốn tư nhân gặt hái được nhiều kết quả. Tuy nhiên, cũng như hầu hết những “gián đoạn” khác, toàn bộ ngành giáo dục đang dần trở lại trạng thái bình thường mới. Các công ty edtech đang phải đối mặt với những thách thức mới, bên cạnh áp lực hiện có từ các đối thủ cạnh tranh.
Sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục luôn thiếu vốn trong những năm qua đã dẫn đến một thế hệ khởi nghiệp không có sự tham chiếu. Các công ty mới với hàng triệu USD đầu tư đang vừa phải chạy theo đà tăng trưởng của thị trường, vừa phải thích ứng với tình hình mới.
“Trong lĩnh vực này, tất cả đều còn non trẻ, chưa thực sự phát triển và thường hứa hẹn quá mức. Chưa ai có được một góc nhìn toàn cảnh. Tôi thường thấy một ứng dụng chỉ xuất sắc trong một hoặc hai chức năng”, ông Nhữ Đình Ngọc Anh, nhà nghiên cứu edtech và giảng viên tại VinUni chia sẻ.
Giang Linh, CEO của nền tảng học trực tuyến hocmai.vn, đánh giá: “Về bản chất, mặc dù đầu tư giáo dục trực tuyến không phụ thuộc vị trí địa lý, không cần quá nhiều vốn ban đầu, quy mô không hạn chế, khi thành công có thể phát triển mô hình ra thị trường quốc tế, nhưng nếu không đảm bảo chất lượng và giữ được thương hiệu, sự kiên trì, thì dự án dễ đi đến thất bại”.
Các trường học đang hướng đến khám phá các mô hình khác nhau để cải thiện trải nghiệm học trực tuyến của học sinh, sinh viên, với giải pháp là các mô hình học tập mới và kết hợp nhiều nền tảng học tập khác nhau, cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến như Metaverse.
“Để giảng dạy hiệu quả tại VinUni, chúng tôi chọn những giải pháp hàng đầu trên thị trường ở mỗi lĩnh vực và cố gắng tạo ra sự vận hành cùng nhau một cách hài hòa trong hệ sinh thái”, ông Ngọc Anh nói.
Đối với phân khúc đào tạo tư nhân, các công ty có nguồn lực mạnh cũng đang thử nghiệm khả năng thích ứng với edtech.
Dữ liệu từ hầu hết các nguồn đang được dự báo tăng trưởng đầy hứa hẹn cho ngành giáo dục trực tuyến. Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.
Nguồn: https://baodautu.vn/tuong-lai-nao-cua-edtech-sau-dai-dich-d164279.html
-
Sau ly hôn, chồng đột nhập nhà vợ cũ trộm 50 tỉ đồng
-
Chủ đầu tư khu công nghiệp TP. HCM đang chuyển hướng
-
PVcomBank thu xếp vốn cho PVCFC
-
Ngắm những căn phòng sáng sủa dựa trên nền trắng tinh khôi
-
Nhân viên ngân hàng nào nhận lương `bèo` nhất Việt Nam?
-
Chứng khoán dứt mạch tăng 10 phiên liên tiếp
-
Doanh nhân Phan Văn Quý: Tạo thêm động lực cho kinh tế biển
-
Galaxy Note 7 sẽ trình làng vào ngày 15 tháng 8 tới
-
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT
-
Nhóm cổ phiếu công nghệ bật tăng nhờ AI