Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH năm nay, chính sách ưu tiên cho khu vực chỉ áp dụng đối với năm thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp).
Cụ thể, khu vực 1 được cộng 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn là 0,5 điểm và khu vực 2 là 0,25 điểm. Tuy nhiên, đối với thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT các năm trước) thi lại để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ, dự thảo lại đề xuất không tính điểm ưu tiên khu vực. Quy định này khiến nhiều thí sinh hụt hẫng vì các năm trước, thí sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên này.
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho rằng quy định này nhằm bảo đảm tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh. Các thí sinh đã tốt nghiệp năm trước thì có lợi thế về cơ hội học tập, ôn luyện, thời gian nhiều hơn hẳn so với các em dự thi tốt nghiệp lần đầu. Nhiều trường hợp có điều kiện chuyển đến các địa phương, các thành phố để học tập, tập trung ôn thi, mà chỉ ôn thi một số ít môn. Trong khi đó, các thí sinh chuẩn bị tốt nghiệp năm nay dùng điểm đó để xét tuyển vào ĐH đang học rất nhiều môn và chịu áp lực rất lớn để vừa thi tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH.
Học sinh dự chương trình tư vấn tuyển sinh do Báo Người Lao Động tổ chức năm 2022. Ảnh: BẢO LÂM
"Ngoài ra, chúng tôi biết có khá nhiều thí sinh đã đỗ vào các trường đại học ở năm trước và sau khi học 1 năm thì chọn thi lại, cạnh tranh với chính các thí sinh năm nay mới thi tốt nghiệp lần đầu. Để bảo đảm tính công bằng hơn nữa cho các thí sinh xét tuyển ĐH-CĐ, ở đây là các em chuẩn bị dự thi tốt nghiệp, dự thảo quy chế đưa ra quy định theo hướng thí sinh ở các vùng hưởng chế độ ưu tiên khu vực chỉ được hưởng chính sách này 1 lần ngay năm đầu tiên tốt nghiệp THPT. Như vậy là công bằng cho tất cả thí sinh" - PGS Nguyễn Thu Thủy nhận xét.
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi này, các sở GD-ĐT, các trường phổ thông lập và giao tài khoản cho thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 từ ngày 26 đến hết ngày 28-4. Sau đó, thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi từ ngày 26-4 đến 3-5 và thực hiện đăng ký chính thức trực tuyến từ ngày 4 đến 13-5.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT quyết định tổ chức các đơn vị đăng ký dự thi (là các trường phổ thông) bảo đảm thuận tiện cho thí sinh. Đơn vị đăng ký dự thi cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết; tổ chức kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Ngoài ra, các đơn vị đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ, điền vào phiếu đăng ký đầy đủ và đúng các thông tin, rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để bảo đảm độ chính xác. Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải kê khai bảo đảm chính xác các thông tin về mã tỉnh, thành phố, mã trường phổ thông...
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tuyen-sinh-dh-khong-cong-diem-uu-tien-khu-vuc-cho-thi-sinh-tu-do-20220421220654496.htm
-
Sáng 1/6: Thêm 111 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng TPHCM 51 ca đều liên quan Hội thánh Phục Hưng
-
Kinh doanh giảm sút, PPC vẫn hào phóng chia cổ tức khủng gần 60%
-
Trung Quốc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người Triều Tiên
-
Năm 2015, Hoàng Quân sẽ thu về khoảng 1.600 tỷ đồng từ nhà ở xã hội
-
Có nhà tài trợ, chủ đầu tư Dự án Scitech Tower cam kết đảm bảo tiến độ
-
Vimedimex vay 360 tỷ đồng nhập vaccine Covid-19
-
Ai thừa kế khối tài sản 20 tỷ USD của tỷ phú đầu tư Đức?
-
Grab mua chuỗi siêu thị cao cấp Malaysia, tấn công thị trường bán lẻ
-
Elon Musk cho rằng ông không thể được xét xử công bằng ở California
-
Vốn vẫn tiếp tục chảy mạnh vào thị trường bất động sản