Lãi suất tiết kiệm ngày càng giảm sâu, trong khi giá vàng đang ở mức hấp dẫn, USD và chứng khoán đều có xu hướng tăng. Dù vậy, theo các chuyên gia, vàng, USD và chứng khoán vẫn không thể “đe dọa” dòng tiền chảy vào ngân hàng.
Dân gửi tiết kiệm vì thiếu kênh đầu tư
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trên thị trường đang giảm rất mạnh, thậm chí chỉ còn 4,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, khiến không ít người dân rầu lòng muốn tìm kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, tìm địa chỉ mới cho dòng tiết kiệm không hề đơn giản.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận định, dù lãi suất huy động thời gian qua giảm mạnh và có khả năng còn giảm thêm, song lo ngại người dân rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào kênh khác là không có cơ sở. “Bất động sản trầm lắng, vàng, USD không có sóng, chứng khoán tuy hấp dẫn hơn, nhưng không phải là kênh đầu tư phổ thông. Vì vậy, dòng tiền vẫn chủ yếu đổ vào ngân hàng, dù lãi suất có giảm thêm. Thực tế, với lãi suất huy động hiện nay, người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương”.
Chia sẻ nhận định trên với Báo Đầu tư, TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á cho rằng, dù lãi suất hạ, trong bối cảnh thiếu kênh đầu tư như hiện nay, người dân chỉ còn kênh gửi tiền tiết kiệm là an toàn và đảm bảo có chút tiền lãi.
Theo các ngân hàng thương mại, hiện tình trạng chạy đua tăng lãi suất để “câu” tiền gửi tiết kiệm không còn. Chính vì vậy, dù giảm lãi suất, huy động vốn của các ngân hàng không bị ảnh hưởng, mà vẫn tăng đều.
Vàng, USD lặng sóng; chứng khoán kén nhà đầu tư
Dòng tiền nhàn rỗi vẫn đang chảy chủ yếu vào ngân hàng, song cũng không thể phủ nhận rằng, một số kênh đầu tư khác cũng đang có biểu hiện ấm lên. Đơn cử, giá USD đang nhích lên theo giá thế giới. Giá vàng cũng đang giảm ở mức hấp dẫn.
Khởi sắc hơn cả phải kể đến chứng khoán. Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích (Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) cho rằng, so với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng, USD, bất động sản, chứng khoán đang là kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay.
Đại diện nhiều công ty chứng khoán cũng nhận định, với tốc độ tăng trưởng lạc quan như hiện nay, khả năng thời gian tới, sẽ có một lượng tiền tiết kiệm chuyển sang kênh chứng khoán.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng lại không mấy lạc quan về các kênh đầu tư này. TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, giá vàng thế giới tuy có thể tăng thời gian tới, nhưng không có nghĩa là đầu tư vàng tại Việt Nam có thể kiếm lời. Bởi thứ nhất, giá vàng biến động rất khó lường. Thứ hai, thị trường vàng trong nước không liên thông với thị trường vàng thế giới. Thứ ba, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đang rất cao (trên 4 triệu đồng/lượng). Với những yếu tố này, dù giá vàng thế giới tăng, người đầu tư vàng vẫn có thể thua lỗ, chưa kể, thị trường vàng trong nước lâu nay không có sóng, nên không vàng không còn hấp dẫn.
Tương tự, với USD, TS. Hiếu cho rằng, dù đồng USD có khả năng tăng giá trên thế giới, song ở nước ta, Chính phủ chủ trương giữ ổn định tỷ giá, cho nên, mua USD để đầu tư có thể không lỗ, song khả năng sinh lời là không cao.
Mặc dù chứng khoán được coi là kênh đầu tư khả dĩ nhất hiện nay, song lại “kén” nhà đầu tư, đòi hỏi phải chuyên nghiệp, nếu không khả năng thua lỗ là rất lớn.
Baodautu.vn
{fcomment}
-
MacBook Pro mới có Wi-Fi 802.11ac chậm hơn MacBook chạy Intel
-
Nhà đẹp không khó cùng kiến trúc Venice lãng mạn
-
Điểm những máy tính đắt nhất trong lịch sử
-
Đồng euro phục hồi sau khi để 'thủng' mức ngang giá với đồng USD
-
Nhà băng lớn đồng loạt phát tín hiệu hạ lãi suất huy động
-
Siêu xe Ford GT Heritage gặp nạn vì chủ xe không quen lái số sàn
-
CSV: Sau soát xét, chi phí khác tăng đột biến, lợi nhuận giảm 11%
-
'Biểu tình Hong Kong là khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay'
-
Kiến nghị phổ thông học qua truyền hình, đại học học trực tuyến
-
Sẽ có thêm hơn 37 triệu cổ phiếu SCR được tung ra thị trường