Đề cập đến Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc thành lập này nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Sáng 4/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bắt đầu họp Hội nghị lần thứ năm để thảo luận, cho ý kiến và quyết định về một số nội dung quan trọng.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 5 (ảnh Nhật Minh)
Đề cập đến Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đề án có sự kế thừa kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020; và xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.
Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương và các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tiếp thu, hoàn thiện Đề án.
Tuy chưa chính thức có chủ trương chung nhưng Tổng Bí thư cho biết, đến nay đã có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban Chỉ đạo để tham mưu cho tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác này (Hà Nội, Thái Bình, Sóc Trăng, An Giang, Khánh Hòa). Qua góp ý xây dựng Đề án, đã có tất cả 63/63 tỉnh ủy, thành ủy nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đề án đã trình bày đầy đủ, đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cũng đã dự thảo các văn bản liên quan.
Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến và quyết định về những kiến nghị, đề xuất nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị, nhất là về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Nguồn: https://tienphong.vn/xem-xet-chu-truong-thanh-lap-ban-chi-dao-cap-tinh-ve-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-post1435671.tpo
-
Xu hướng giảm có thể chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Việt tuần này
-
VIC thành lập công ty xây dựng
-
Chương trình bình chọn khu đô thị đáng sống: Park City Hà Nội
-
Sẽ tiếp tục đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án lớn về tham nhũng
-
KLF: Phát hành 74 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/CP
-
Tỷ phú Thái vừa mua Metro tiếp tục mua cổ phần Vinamilk
-
Galaxy Note 5 sẽ mạnh mẽ còn S6 Edge Plus thì mềm mại
-
Những loài hoa gắn bó với đất nước và con người Việt Nam
-
Sản phẩm cho gà đá từ thảo dược nào giúp tăng cường khả năng chiến đấu?
-
Ông chủ FLC lọt vào danh sách 10 Sao Đỏ 2014