Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty TNHH một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn, Công ty TNHH một thành viên Phân bón dầu khí Cà Mau, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam… là những cái tên mà Công ty Quản lý quỹ VinaCapital thường nhắc đến khi giới thiệu về cơ hội đầu tư vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
VinaCapital đã có một loạt báo cáo đánh giá về cơ hội đầu tư vào cổ phần hóa sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào tháng 3/2014. VinaCapital cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài chờ đón cơ hội mới này vì hiện nay, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn như Vinamilk và FPT đã hết “room” cho họ.
Theo VinaCapital, Việt Nam đã có một cơ hội tuyệt vời để tận dụng cơ hội cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường vốn vào năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). “Đáng tiếc là Việt Nam đã không thể tận dụng được cơ hội này. Sự bi quan của thị trường giai đoạn 2008-2009 được cho là lý do của việc bở lỡ cơ hội này. Tuy nhiên, một môi trường thị trường vốn được cải thiện do sự ổn định vĩ mô được tái lập đã mang lại một cơ hội khác”, VinaCapital viết trong báo cáo.
VinaCapital cho rằng, nỗ lực cổ phần hóa 432 doanh nghiệp trong năm 2014 và 2014 là một tham vọng, vì giai đoạn 2011-2013, con số này chỉ có 180, nhưng có thể thực hiện được. Vấn đề thời điểm là tối quan trọng. Hiện nay, thị trường vốn của Việt Nam đang được cải thiện và sự quan tâm của nhà đầu tư ngoài nước đến Việt Nam đang ở mức cao nhất trong nhiều năm.
Báo Đầu tư đã phỏng vấn ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư của VinaCapital, để tìm hiểu thêm về một số nhận định mà VinaCapital đã đưa ra trong báo cáo.
Quan điểm của chúng tôi vẫn không thay đổi. Chúng tôi vẫn mong muốn đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa chất lượng tốt, cung cấp đầy đủ thông tin và ở một mức giá chào hợp lý.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là một trong những cái tên được VinaCapital nhắc đến khi nói về cơ hội đầu tư từ cổ phần hóa DNNN
Trong danh sách các doanh nghiệp sắp IPO, VinaCapital quan tâm đến những doanh nghiệp nào?
Chúng tôi vẫn đang đánh giá các cơ hội đầu tư và chưa thể nói trước được điều gì. Tuy nhiên, như chính sách đầu tư lâu dài của VinaCapital, chúng tôi sẽ tập trung vào những doanh nghiệp tốt thuộc những ngành nghề cốt lõi và tiềm năng, cung cấp đầy đủ thông tin và có mức giá chào bán hợp lý.
Ông đánh giá thế nào về sự thành công của các đợt IPO lớn sắp tới?
Các chỉ số kinh tế vĩ mô đang khả quan và ổn định, như xuất khẩu tốt và xuất siêu đạt gần 1,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Lạm phát cũng đang ở mức thấp, đồng nghĩa là lãi suất cũng thấp. Yếu tố này sẽ hỗ trợ cho định giá doanh nghiệp, vì các nhà đầu tư (nhất là các nhà đầu tư tổ chức) dùng lãi suất để chiết khấu dòng tiền khi họ định giá. Tuy vậy, nhu cầu tiêu dùng của người dân còn chưa mạnh và có thể đây là yếu tố không tích cực.
Chúng tôi đang tìm hiểu mọi thông tin và hiện thời chưa thể đưa ra nhận định nào.
Đối Vietnam Airlines, ông có cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực sự quan tâm, hay có chăng những người quan tâm chính là các hãng hàng không khác?
Chúng tôi cho rằng, nếu Vietnam Airlines bán ra một lượng cổ phần đáng kể cho nhà đầu tư chiến lược, thì các hãng hàng không khác có thể sẽ quan tâm. Bởi theo tầm nhìn dài hạn, nhiều hãng hàng không trên thế giới cũng thực hiện sáp nhập hoặc đầu tư chéo để tiết kiệm chi phí và cung cấp thêm nhiều lựa chọn dịch vụ cho khách hàng. Về phía các nhà đầu tư tài chính, họ vẫn có thể đầu tư nếu Vietnam Airlines đưa ra mức giá hợp lý.
Ông có cho rằng, nếu Nhà nước bán bớt cổ phần tại một số doanh nghiệp đã IPO như PV Gas, Sebeco hay Petrolimex thì sẽ tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn là danh sách các doanh nghiệp sắp IPO?
PV Gas là một trường hợp ngoại lệ vì công ty này đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nên các nhà đầu tư có thể đánh giá dễ dàng hơn. Với các doanh nghiệp khác, rất khó để nói chính xác rằng, nhà đầu tư có quan tâm hay không. Tuy nhiên, thông thường các công ty vốn hóa lớn sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn những công ty nhỏ.
Trong báo cáo của mình, VinaCapital có nói rằng, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau cổ phần hóa được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu. Theo ông, Nhà nước nên sở hữu bao nhiêu để có thể đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên và đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài?
Trước mắt, không thể nói được con số nhất định, nhưng chúng tôi cho rằng, về lâu dài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mong muốn Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối.
Việc nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài đang được tạm gác lại. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại PV Gas, Sabeco và Petrolimex vẫn gần như là tuyệt đối. Có phải Nhà nước muốn tập trung thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào các đợt IPO?
Chúng tôi không thể biết được những dự định cụ thể từ phía Nhà nước. Nhưng từ góc độ khách quan, chúng tôi được biết, một số ý kiến cho rằng, vì đây đều là các công ty lớn, nên quá trình thoái vốn tương đối phức tạp, nhất là phải xem xét liệu thị trường có thể hấp thụ được hay không.
{fcomment}
-
Năm 2015, SAM ước hoàn thành chưa tới 60% kế hoạch lợi nhuận
-
Vụ 'rút 2 nghìn tỷ sang Mỹ', bà Đặng Thị Hoàng Yến còn phải trả 633 tỷ đồng
-
HTC One M10 sẽ "bùng nổ" nhờ hệ thống âm thanh
-
Đồng hồ Casio GA-110-1BDR - Khẳng định sức hút phái mạnh
-
20.000 tỷ đồng cho đô thị hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài
-
“Cậu vàng” vinh danh Việt Nam trên đấu trường Olympic Vật lý châu Á 2017
-
Hải Phòng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trị giá 2.000 tỷ đồng
-
5 tháng, GDT đạt 51% kế hoạch doanh thu cả năm
-
Đôla vẫn kịch trần, giá vàng giảm theo áp lực thế giới
-
Biệt thự siêu sang nằm giữa cánh đồng lúa ai nhìn cũng mê