Đài Loan hôm nay hạ thủy Tuo Chiang, tàu tên lửa lớn nhất của hòn đảo, trong bối cảnh Đài Bắc đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang nhằm đối phó với sự đe dọa từ Bắc Kinh.
![]() |
Tàu Tuo Chiang chạy thử trong buổi lễ hạ thủy hôm nay ở cảng Tô Áo, huyện Nghi Lan. Ảnh: AFP. |
Tàu hộ tống Tuo Chiang, nặng 500 tấn, là mẫu đầu tiên được Đài Loan sản xuất. Yen Ming, người đứng đầu cơ quan phòng vệ của hòn đảo mô tả con tàu là "nhanh nhất và mạnh nhất" châu Á, AFP cho hay.
Tuo Chiang được trang bị 16 tên lửa, trong đó có 8 tên lửa siêu thanh chống hạm Hsiung-feng III. Con tàu sẽ giúp Đài Loan cải thiện khả năng phòng vệ trước Trung Quốc đại lục. Bắc Kinh vốn xem hòn đảo là một phần lãnh thổ đang chờ thống nhất, có thể bằng vũ lực nếu cần thiết.
"Kể từ lúc này, năng lực chiến đấu của hải quân sẽ đạt một mốc quan trọng", ông Yen phát biểu trong buổi lễ hạ thủy ở cảng Tô Áo, đông bắc huyện Nghi Lan. "Việc hoàn thiện thế hệ tàu hải quân mới được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo an ninh trên eo biển Đài Loan và bảo vệ các tuyến đường biển".
Phó đô đốc Wen Chen-kuo cho biết "tên lửa siêu thanh rất khó đánh chặn".
Con tàu chiến hai thân vỏ trơn này sử dụng công nghệ tàng hình để giảm sự phản xạ của sóng radar, khiến nó khó bị phát hiện hơn. Tuo Chiang có tốc độ tối đa 70 km/h và phạm vi hoạt động hơn 3.700 km. Con tàu hôm nay chạy thử trong thời gian ngắn để phóng viên chứng kiến các khả năng của nó rồi quay trở lại cảng.
Tuo Chiang dự kiến được triển khai trên vùng biển của Đài Loan sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm tiếp theo và trở thành nguyên mẫu để đóng 11 chiếc khác cho hải quân hòn đảo.
Việc hạ thủy tàu Tuo Chiang diễn ra su khi quốc hội Mỹ tuần trước thông qua dự luật cho phép Tổng thống Barack Obama bàn giao 4 tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Perry cho Đài Loan. Trung Quốc giận dữ trước thỏa thuận này và đã trao công hàm ngoại giao phản đối.
"Chúng tôi kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan", Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949 sau cuộc nội chiến. Quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc đã cải thiện đáng kể sau khi ông Mã Anh Cửu, thuộc Quốc dân đảng, lên nắm quyền lãnh đạo năm 2008, giúp tăng cường giao thương và du lịch. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để thống nhất, buộc hòn đảo phải tiếp tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Theo Vnexpress
-
Đừng vì tấm ảnh đẹp đăng Facebook mà 'ngủ quên' trước đại dịch
-
Hà Nội chuẩn bị áp dụng tái định cư bằng tiền và hỗ trợ chênh lệch
-
Mỹ buộc tội hacker Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu vắc-xin chống dịch Covid-19
-
Chủ tịch FECON: Nhân đôi lợi thế nhờ sức trẻ
-
VHC: 6 tháng đạt 50% kế hoạch năm
-
Nhận diện lãnh đạo mới tại một số công ty chứng khoán
-
Cách nhận biết sản phẩm Đông trùng hạ thảo chính hãng
-
Bóng đèn Việt Nam Vianco Lighting - Thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn
-
Nhà có két sắt nhớ đặt đúng điểm 'kim cương' này
-
Rò rỉ mẫu điện thoại BlackBerry chạy hệ điều hành Android