ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 13/8.
VN-Index hình thành một cây nến đỏ rỗng nhỏ với bóng trên dài và bóng dưới nằm trong vùng hỗ trợ được hình thành bởi sự hội tụ của nhóm MA ngắn hạn kèm theo thanh khoản tăng nhẹ. Điều này cho thấy lực cầu tại các mức giá đỏ đang có dấu hiệu tăng dần và để ngỏ khả năng tăng điểm trở lại của chỉ số trong phiên kế tiếp khi mà đường giá vẫn đang được nâng đỡ bởi xu hướng đi lên của đường SMA50 và cận dưới của dải BB.
Mặc dù vậy, một số chỉ báo kỹ thuật vẫn đang diễn biến khá trung tính và có phần tiêu cực. Các chỉ báo momentum (STO, RSI) vẫn đang trong xu hướng đi xuống, còn khoảng cách giữa 2 đường DI đang dần bị thu hẹp bên cạnh xu hướng đi ngang của đường MACD. Điều này cho thấy nhiều khả năng chỉ số sẽ tăng điểm nhẹ với diễn biến giằng co và tiếp tục phân hóa giữa các mã cổ phiếu.
HNX-Index cũng có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp nhưng đà hồi phục có dấu hiệu tăng dần về cuối phiên khi chỉ số tiệm cận vùng hỗ trợ quanh đường SMA20. Một cây nến đỏ nhỏ với bóng dưới dài được hình thành kèm theo sự sụt giảm về dưới mức trung bình của khối lượng giao dịch phần nào cho thấy áp lực cung đã bị suy giảm đáng kể tại các vùng hỗ trợ. Đồng thời, điều này cũng hàm ý diễn biến tích cực của chỉ số trong phiên giao dịch kế tiếp.
Vùng hỗ trợ của hai chỉ số vẫn nằm quanh 597 điểm đối với VN-Index tương ứng 80 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm mua trading lại một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn đã chốt lời trước đó.
CTCK BIDV - BSC
Cây nến xuất hiện trong phiên 12/8 là một dạng spinning top thân xanh, tuy thị trường giảm điểm do giá đóng cửa vẫn cao hơn giá mở cửa. Chân nến chạm ngay đường trung bình trượt MA20, điều này cho thấy đường này vẫn là một sự hỗ trợ khác chắn chắn từ các phiên trước cho đến phiên 12/8. Thị trường vẫn kiểm tra lại vùng 600-605 như nhận định trong phiên trước.
Chỉ số RSI thể hiện một xu hướng giảm giá không còn mạnh mẽ như những phiên trước, dừng lại ở 58.2 điểm, thấp hơn phiên trước 0.4 điểm. Chỉ báo Stochatics cũng cho thấy có dấu hiệu dừng xu hướng giảm, đường tín hiệu chậm cũng đã lao xuống khỏi vùng quá mua. Tuy nhiên, chỉ báo ADX(14) vẫn tiếp tục cho thấy sự thu hẹp giữa đường +AD và –AD, nhưng +AD chưa cắt qua –AD thể hiện một tín hiệu bán thực sự. Đường MACD vừa cắt qua đường tín hiệu chậm, một tín hiệu bán cũng được hình thành, tuy nhiên hai đường này vẫn nằm trên đường Zero, vùng thể hiện xu hướng tăng giá.
Hiện tại vùng 605-607 vẫn sẽ là vùng kháng cự tạm thời cho chỉ số VN-Index, biên trên của dải Bollinger và đường trung bình MA(20) đang có dấu hiệu thu hẹp lại, một dấu hiệu tích cực cho thị trường để tạo đà bật lên tăng giá trở lại. Cũng chưa thể bác bỏ sự giảm điểm có thể xảy ra ở phiên tiếp theo nhưng chúng tôi ghi nhận sự giảm điểm này cũng không còn mạnh và kéo dài lâu nữa.
CTCK FPT – FPTS
Giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index tiếp tục để mất 0,35 điểm chốt tại 601,78 điểm. Trong phiên này, diễn biến chính vẫn là giằng co quanh khoảng giá 600 điểm cho thấy VN-Index chưa thể thoát khỏi xu thế tích lũy trong vùng giá hiện tại. Khi phương diện kỹ thuật vẫn chưa cho tín hiệu tích cực khả quan hơn các phiên trước, thì khả năng đường giá sẽ lùi xuống dưới ngưỡng 600 điểm là cao.
Tiếp tục giảm điểm nhẹ 0,13 điểm xuống mức 80,47 điểm, HNX-Index vẫn chưa cho tín hiệu khả quan hơn để có thể bứt qua ngưỡng kháng cự ngắn hạn 81 điểm. Đường giá vẫn dao động hẹp ở giữa dải Bollinger kết hợp với các chỉ báo dần vào vị thế bán. Cùng thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp thì HNX-Index sẽ cần tích lũy thêm trong vùng 78-80 điểm để thu hút dòng tiền trước khi có đủ khả năng test lại ngưỡng kháng cự mạnh ngắn hạn.
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
VN-Index điều chỉnh giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp và giao động trong phiên ở biên độ hẹp tạo ra cácmẫu hình đảo chiều Doji, Spinning Top, Inverted Hammer xuất hiện liên tiếp cho thấy khả năng điều chỉnh đang có xu hướng lớn dần. Mức 600 điểm vẫn chưa bị phá vỡ và khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức ổn định trên 1.000 tỷ. Nhà đầu tư cần chú ý tiếp tục theo dõi biến động phiên tiếp theo của chỉ số này sau phiên giảm điểm tiệm cận ngưỡng hỗ trợ 600 điểm trong phiên 12/8.
Các mã trụ như GAS, MSN, VNM bị điều chỉnh và bán ra khá mạnh trong phiên kéo lùi VN-Index giảm điểm mặc dù PVD, VIC và một vài mã vốn hóa lớn hoạt động khá tốt trong phiên.
Chỉ báo RSI đang có dấu hiệu phân kỳ giá. Đây là dấu hiệu không tốt trong giai đoạn điều chỉnh này của VN-Index. Đường +DI tiếp tục xu hướng quay đầu giảm điểm trong khi ADX có xu hướng đi ngang hướng xuống dưới cho thấy động lực tăng điểm đã giảm dần.
Phiên giao dịch 13/8 nếu VN-Index tiếp tục giảm qua ngưỡng 600 điểm và nhà đầu tư tiếp tục xu hướng bán ròng các mã bluechips, khả năng điều chỉnh mạnh sẽ tăng cao.
Chỉ số HNX-Index tiếp tục xu hướng giảm điểm nhẹ test lại vùng hỗ trợ mạnh 79 - 80.5 điểm. Hàng loạt mã trụ giảm điểm trong phiên sáng tuy nhiên có xu hướng phân hóa khi chốt phiên giao dịch. Các mã ACB, PVX, SHS chốt phiên giá tham chiếu, PVS tăng điểm cuối phiên là động lực cho chỉ số này không bị điều chỉnh quá mạnh. Ngưỡng 80 điểm trong phiên mai tiếp tục là ngưỡng quan trọng đánh giá khả năng tiếp tục tăng điểm của HNX-Index.
Thanh khoản tiếp tục điều chỉnh xuống 35,04 triệu đơn vị so với 37,11 triệu đơn vị trong phiên 11/8. Khả năng tiếp tục điều chỉnh là khá cao nếu lực cầu không được cải thiện trong phiên 13/8.
RSI5 tiếp tục xu hướng cắt xuống RSI20 cho thấy rủi ro giảm điểm ngắn hạn tiếp tục diễn ra.
{fcomment}
-
Tập Cận Bình ra lệnh tăng tốc phát triển vũ khí
-
Thanh Hóa: Trường THPT Trường Thi kỷ niệm 20 năm thành lập
-
Bộ Tài chính tính cách ngăn cán bộ thuế “ăn vặt”, “đi đêm”
-
VN-Index sụt sâu khỏi mốc 1.400 điểm
-
Mercedes GLC tại Việt Nam tăng giá lên đến 2,149 tỷ đồng
-
Elon Musk 'bỏ túi' ngay 15 tỷ USD khi có tin Tesla sắp gia nhập S&P 500
-
Trường THPT chuyên đầu tiên thông báo tuyển sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023
-
Đường phố Hà Nội thế nào khi người dân lập chốt chặn xe vào Nam Sơn?
-
Sai lầm phong thủy tiêu tán tài lộc khiến bạn làm mãi vẫn không giàu
-
Cựu phó hiệu trưởng nẫng tiền tỷ với chiêu xuất khẩu lao động