JP Morgan bật dậy cùng bệnh nhân CEO Dimon

 Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã bắt đầu ước tính lợi nhuận của quý III, trước khi doanh số giao dịch tài sản nợ tăng và chi phí pháp lý thu hẹp. Điều trùng hợp thú vị là, sức khỏe của JP Morgan có dấu hiệu hồi phục đúng lúc Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon của Ngân hàng… xuất viện.

JP Morgan bật dậy cùng bệnh nhân CEO Dimon

Nhớ lại những ngày khó khăn đã qua của JP Morgan, Ngân hàng đã “đổ bệnh” khi dính virus máy tính, khiến hàng triệu tài khoản khách hàng bị đánh cắp. Họa vô đơn chí, Ngân hàng còn bị liên đới đến nghi vấn thao túng tỷ giá, tất cả tiêu tốn hàng trăm triệu USD, chưa kể ảnh hưởng về mặt uy tín, thương hiệu.

JP Morgan là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng cùng với nhiều ngân hàng khác trong năm nay, mà theo số liệu các ngân hàng công bố vào ngày 2/10, đã có 76 triệu tài khoản hộ gia đình và 7 triệu tài khoản doanh nghiệp nhỏ bị đánh cắp. Sau khi khắc phục được sự cố, ít nhất về mặt kỹ thuật (ảnh hưởng gián tiếp từ số tài khoản khách hàng bị mất là vô lường), trong cuộc hội thảo ngày 10/10 vừa qua, Dimon cho biết, JP Morgan có thể sẽ tăng gấp đôi số tiền 250 triệu USD dành cho ngân sách an ninh mạng hàng năm.

Liên quan đến nghi vấn thao túng tỷ giá, theo Marianne Lake, Giám đốc tài chính của JP Morgan, Ngân hàng đã phải chi ra 1 tỷ USD để giải quyết hậu quả pháp lý. Đây đúng là một tai nạn nếu so với mức chi phí pháp lý 72 triệu USD mà Ngân hàng đề ra cho mỗi năm, theo đề xuất của Dimon, kể từ 2006.

Liên tiếp hai vụ việc trên khiến JP Morgan đối mặt với những khó khăn lớn nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính. Ảnh hưởng mà người ngoài có thể nhìn thấy được rõ nhất là giá cổ phiếu sụt giảm. Theo đó, giá cổ phiếu của Ngân hàng giảm 17 cent xuống còn 57,99 USD trong ngày cuối tuần qua (15/10) và giảm 3,6% so với ngày Ngân hàng bị công bố dính líu đến nghi vấn thao túng tỷ giá.

Tuy nhiên, sóng gió dường như đã qua đối với JP Morgan và không phải là “phúc bất trùng lai” khi đúng vào lúc Ngân hàng gượng dậy cũng là lúc CEO 58 tuổi Jamie Dimon xuất hiện trở lại trước công chúng sau 8 tuần điều trị bệnh ung thư vòm họng (căn bệnh mà ông đã tiết lộ vào tháng 7).

Dimon đã trả lời các phóng viên rằng, ông không hề ngừng làm việc trong suốt quá trình điều trị bệnh của mình và ông đang xây dựng trở lại một lịch trình đầy đủ cho sự phát triển của Ngân hàng. Ông cho biết, dự đoán của ông vẫn hết sức chính xác cho dù bị căn bệnh quái ác hoành hành.

Niềm vui đến với Dimon trong ngày xuất viện là doanh thu của JP Morgan đã vượt dự đoán của giới phân tích, nhờ doanh số giao dịch tài sản thu nhập cố định tăng đột biến.

Doanh thu quý III của Ngân hàng đã tăng 5,4% so với cuối năm ngoái, tương ứng 25,2 tỷ USD, vượt hẳn ước tính trung bình 24,4 tỷ USD của 10 nhà phân tích. Doanh số giao dịch tài sản thu nhập cố định tăng 2%, tương ứng 3,5 tỷ USD, được thúc đẩy bởi sức mạnh tiền tệ (đồng USD tăng giá) và nhờ vào các thị trường mới nổi.

Mặc dù lợi nhuận quý III ở mảng ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư đã giảm 34%, tương ứng 1,49 tỷ USD và chi phí cho chăm sóc khách hàng, bao gồm phí bồi thường tăng 21%, tương ứng 6,04 tỷ USD, nhưng doanh thu lại tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước do doanh số giao dịch cao hơn.

“Nếu bạn nhìn vào báo cáo thì thấy tình hình không mấy khả quan, thực tế các doanh nghiệp đều đang làm ăn tương đối tốt, ví dụ ngân hàng đầu tư năm nay làm tốt hơn”, Guy de Blonay, quản lý quỹ của Jupiter Asset Managemet Ldt tại London, đơn vị sở hữu cổ phiếu của JP Morgan, cho biết.

Tuy nhiên, triển vọng quý IV của Ngân hàng đang sáng hơn, do đây thường là mùa thu hoạch của các ngân hàng.

“Từ trước đến nay, trong các quý cuối năm luôn có sự thay đổi về tâm lý thị trường đối với tăng trưởng toàn cầu và đôi khi có cả lạm phát. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có một bước đột phá trong quý này”, ông Lake chia sẻ.

Minh Đức(Theo báo chí nước ngoài)

Theo Tin nhanh chứng khoán

{fcomment}