Với đề xuất đánh thuế tài sản đối với xe hơi trị giá 1,5 tỷ đồng, Bộ Tài chính đang muốn nhắm đến người giàu, tiêu dùng hàng hoá đắt tiền. Tuy nhiên, trường hợp ngoại trừ là: Xe hơi trị giá trên 1,5 tỷ đồng dùng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hoá, hành khách sẽ không bị đánh thuế, có thể tạo kẽ hở và dễ bị lách qua.
Trên thực tế, hiện các hãng taxi đều bán đầu xe cho khách cá nhân để tham gia vào mạng lưới taxi, các loại xe này có biển hiệu, mào xe quy định. Còn đối với xe hợp đồng điện tử như Uber (trước đây), Grab, VATO, hay Mai Linh, Vinasun hiện nay, họ cũng có cách tập hợp đối tác kinh doanh tương tự như taxi. Tuy nhiên xe tham gia các loại hình xe hợp đồng điện tử không có mào xe, biển hiệu.
Chính vì vậy, về quy định, các loại xe cá nhân tham gia ký hợp đồng điện tử với Grab, VATO, Mai Linh, Vinasun... là xe sở hữu tư nhân nhưng sử dụng mục đích kinh doanh, vận chuyển hành khách. Nếu trường hợp áp đúng quy định ngoại trừ đánh thuế tài sản như Bộ Tài chính, xe có giá 1,5 tỷ đồng tham gia Grab, VATO, Mai Linh, Vinasun sẽ không bị đánh thuế tài sản.
Hiện dư luận, nhất là cánh lái xe đã rỉ tai nhau phương thức "lách" thuế tài sản bằng cách mua xe đăng ký chạy hợp đồng điện tử, có thể ký kết với hãng vận tải, doanh nghiệp vận tải cho thuê hoặc vận chuyển khách để hợp thức hóa xe kinh doanh nhưng lại sử dụng mục đích xe tư nhân.
Về lý thì nếu Bộ Tài chính không quy định rõ như thế nào là loại xe sở hữu tư nhân, như thế nào là xe cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hoá, hành khách thì rất khó để thu thuế mà tạo kẽ hở cho thực hiện và móc nối việc thực hiện của cán bộ công chức.
Hiện nay, các hãng taxi, doanh nghiệp vận tải hành khách vẫn đăng ký xe biển A hoặc E như các loại xe tư nhân thông thường. Các loại xe sở hữu của liên doanh có biển LD, xe tải, xe VAN biển C hoặc D... Chính vì vậy, việc phân biệt đâu là xe sở hữu tư nhân dùng cho gia đình, xe sở hữu tư nhân nhưng đăng ký kết nối với doanh nghiệp kinh doanh là rất khó khăn.
Một chuyên gia của Hội tư vấn Thuế Việt Nam cho hay: "Trên thực tế, khó có xe có trị giá 1,5 tỷ đồng được mua về để chạy kinh doanh hợp đồng điện tử. Nhưng có thể thời gian sắp tới họ sẽ lách bằng cách này, người làm chính sách phải nghĩ ra bịt kẽ hở để không bị qua mặt, nhất là trước dữ kiện lạ".
Thực tế, đề xuất đánh thuế tài sản xe hơi 1,5 tỷ đồng mới được đưa ra, nhưng đã gặp rất nhiều phản ứng trái chiều của dư luận và cả những người làm chính sách. Người ủng hộ cho đây là điều nên làm, song cũng cần đưa ra chính sách chặt chẽ và đúng đối tượng.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng: Việc xác định và phân biệt xe phục vụ cá nhân hay xe kinh doanh, chở hàng hóa là không dễ trong bối cảnh kinh tế sẻ chia như hiện nay. Người sở hữu xe cá nhân có quyền tham gia các loại xe kinh doanh dịch vụ hoặc các hãng taxi hiện nay cũng bán đầu xe cho các cá nhân, điều này cũng tạo kẽ hở cho lách luật dễ dàng hơn.
Nguyễn Tuyền
Nguồn Dân trí
-
Chuột máy tính cuộn siêu nhanh, kết nối không dây cách xa đến 10m
-
Ocean Group: Mục tiêu lãi 570 tỷ đồng có khả thi?
-
Chơi hơn 2.400 game MS-DOS bằng trình duyệt web
-
Sơn La chính thức ra mắt thương hiệu 'Mận hậu Ruby Sơn La'
-
Cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp có thể thoát giải trình
-
Vợ thủ tướng Nhật Bản tham gia biểu tình chống chính phủ
-
Sắp mở bán 250 nền đất nội thành Đà Nẵng
-
Bắt 27 đối tượng đánh bạc, thu giữ súng và hơn 1 tỷ đồng
-
Miếng dán iPhone 6S đặc biệt có khả năng tự hồi phục vết xước
-
Honda CR-V có thể dự đoán nguy cơ bị “tạt đầu”